You are here

Luật biểu tình: Lợi ích công cộng và quyền công dân hay một hài kịch mới?

Lê Diễn Đức
 
Hình ảnh công an Việt Nam trấn áp người biểu tình gây sôi động dư luận, Hà Nội ngày 17/7/2011

 
Người Việt đang có nhiều ý kiến xung quanh dự luật biểu tình đã được trình bày trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong ngày 28/9/2011.
 
Có ý kiến cho rằng, chẳng “fair play” tý nào khi đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho Bộ Công an soạn thảo luật, một việc trái với thông lệ ở Việt Nam, thường do các Bộ hay Ngành đề xuất.
 
Thực ra, ý kiến nêu trên có lẽ xuất phát từ, thứ nhất - do định kiến về bộ máy đán áp biểu tình lại chấp bút viết dự luật biểu tình, thứ hai - chưa lĩnh hội đầy đủ về tiến trình làm luật.
 
Ở các quốc gia khác, không những thủ tướng, các Bộ, các Ngành, mà bất kỳ dân biểu nào của quốc hội cũng có quyền đưa ra sáng kiến về một dự luật. Có rất nhiều bộ luật ra đời mang chính tên người có sáng kiến.
 
Còn ở Việt Nam, Điều 87 của Hiến pháp cũng cho phép nhiều chủ thể có thể trình quốc hội dự luật.
 
Thông thường, uỷ ban pháp luật của quốc hội tiếp nhận dự thảo, lập nhóm chuyên trách, tham khảo ý kiến của các cơ quan xã hội, báo chí, thậm chí tiến hành thăm dò dư luận, sau đó điều chỉnh, hoàn thiện, rồi mới trình quốc hội.
 
Cho nên, quan trọng không phải ai là người đề xuất dự luật, mà là nội dung và tính thực thi của nó.
 
Thụ động và bị động
 
11 chủ nhật liên tiếp, bắt đầu từ ngày 5/6/2011 đến ngày 21/8/2011 dân chúng đã xuống đường biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn, thể hiện lòng yêu nước, phản đối sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam. Sự kiện không tiền lệ này đã đặt nhà nước Việt Nam vào thế lúng túng, thụ động và bị động.
 
Lúng túng, thụ động và bị động, vì phía chính quyền không thể phủ nhận quyền được biểu tình của dân chúng do Hiến pháp quy định. Mặt khác nhà nước chưa có luật biểu tình nên người tham gia bám lấy nó như một thứ vũ khí bảo vệ trước bạo lực trấn áp của công an.
 
Những người am hiểu pháp luật còn phản đối Nghị định 38/2005/CP của Chính phủ về tụ tập đông người mà an ninh lấy nó làm cơ sở để bắt bớ, ngăn chặn. Thực chất, Nghị định này mang tính quy phạm hành chính, nhưng lại vi hiến.
 
Lúng túng, thụ động và bị động, vì phía chính quyền cũng muốn chứng tỏ bộ máy nhà nước “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” có đủ mũ, mão, xiêm áo và pháp đình cho một vị Bao công. Nhưng trong thực tế thì pháp đình là sân khấu, còn Bao công là con rối do các nhà lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) điều khiển theo ý đồ của mình khi thấy đặc quyền và đặc lợi có nguy cơ bị đe doạ từ các cuộc xuống đường.
 
Song song, không một nhà nước nào từ cổ tới kim lại cấm đoán nhân dân thể hiện lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm.
 
Lùng bùng trong đống nghịch lý hỗn mang đó, lực lượng an ninh, trật tự lúc thì đàn áp thô bạo; lúc thì cho cảm tưởng như bật đèn xanh; lúc thì đại biểu quốc hội và giám đốc công an thành phố Hà Nội tuyên bố biểu tình là thể hiện lòng yêu nước và nới lỏng; nhưng rồi cuối cùng thì quy chụp tội gây rối trật tự, chống phá nhà nước và cấm luôn bằng một văn bản khác thường, không mang tính cưỡng chế pháp lý vì không có người ký, của một thành phố Hà Nội, nhưng chủ trương lại xuyên suốt toàn quốc, thấy rõ qua hành động sách nhiễu, kiểm soát chặt chẽ của công an ở khắp nơi và cách phổ biến trên các cơ quan truyền thông chính thống.
 
Ma giáo trên sân chơi
 
Xem xét các điều của Hiến pháp Việt Nam, bộ luật khung cao nhất, chúng ta thấy nhiều điều được kết thúc tuỳ tiện bằng cái đuôi “theo quy định của pháp luật”. Ví dụ, được biểu tình, được lập hội, được thế này, thế kia... nhưng chốt lại “theo quy định của pháp luật”!
 
Cái đuôi kết thúc này thực chất là trò ma giáo của nhà cầm quyền.
 
Cố ý tạo khe hở để từ đó ban hành các bộ luật, nghị định, nghị quyết, v.v... ĐCSVN chủ trương hạn chế các quyền của công dân được Hiến pháp bảo hộ, hơn là tôn trọng Hiến pháp, cụ thể hoá các điều của Hiến pháp, hay định chế hoá trong sáng các sinh hoạt bình thường của xã hội.
 
Hơn thế, trong Hiến pháp của CHXHCN Việt Nam, Điều 4 quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSVN, nên lãnh đạo ĐCSVN khi cần có thể đứng trên cả Hiến pháp. Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã từng nói bỏ Điều 4 đi là tự sát. Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến xung đột trong xử lý trên bình diện pháp lý.
 
Trên một sân chơi mà ĐCSVN nắm hết các vai trò, vừa là ông bầu, vừa là cầu thủ, vừa cầm còi trọng tài, thì cái câu “có một rừng luật nhưng xử theo luật rừng” không có gì lạ!
 
Luật biểu tình sắp tới, tôi cho rằng không nằm ngoài kiểu chơi ma giáo, bất bình đẳng, lấy thịt đè người này.
 
Vì sẵn sàng chuẩn thuận mọi đề án của ĐCSVN, Quốc hội sẽ cố gắng phết màu mè sặc sỡ cho việc xây dựng Luật biểu tình, nhưng cũng như những luật khác, nó chỉ là công cụ đối phó mới, giúp nhà cầm quyền ngặn chặn tối đa khả năng tụ họp, tuần hành, biểu tình của nhân dân.
 
Lẽ ra các nhà lập pháp trước hết phải nhắm vào mục đích vừa bảo vệ kỷ cương phép nước, nhưng cũng vừa bảo vệ cả quyyền lợi của công dân được ghi trong hiến pháp. Đằng này đang trong tiến trình dự thảo, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý đã cho biết luật biểu tình sẽ “gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội” và “tạo điều kiện xấu cho các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá chế độ”!
 
Với định kiến, bi quan và ngây ngô như thế thì làm sao có thể cho ra bộ luật khách quan và có thiện chí với nhân dân?
 
Trong cuộc nói chuyện với RFA hôm 30/9/2011, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Sài Gòn nói: “Tôi nghĩ động cơ là phải xuất phát thực tình là thực hiện cái quyền dân chủ, vì dân, trong đó có quyền biểu tình. Chứ nếu xuất phát từ việc thấy biểu tình rồi sợ thế này thế kia rồi ra luật để hạn chế thì tôi cho là không nên. Đó không phải là thực tâm để thực hiện quyền dân chủ của người dân”.
 
Thử nhìn sang nước khác
 

400 cô gái điếm Hàn Quốc biểu tình đòi quyền sống tại Seoul ngày 16/5/2011 - Ảnh: AP
 
Để có cơ sở so sánh luật biểu tình tương lai của CHXHCN Việt Nam, chúng ta có thể tham khảo một số tư liệu về luật biểu tình của các nước khác.
 
Nói chung, không một nhà nước nào, độc tài hay dân chủ đều giống nhau, mà lại thích thú dân chúng biểu tình. Các cuộc biểu tình đôi khi có thể làm tê liệt hoạt động đời sống, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và trật tự an ninh xã hội.
 
Nước Pháp đi đầu với ngọn cờ nhân quyền, nhưng cũng nổi tiếng quán quân ở Âu châu về số lượng biểu tình. Nhưng vì hiến pháp bảo đảm quyền phản đối, hay ủng hộ chính sách của người điều hành đất nước do dân chúng bầu chọn, nên muốn hay không muốn nhà nước cũng phải chấp nhận. Luật biểu tình trong các nước dân chủ vì thế dung hoà quyền và lợi chung của cả hai phía.
 
Trong các nước có chế độ độc đài, biểu tình đòi tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, thậm chí chỉ thể hiện lòng yêu nước như ở Việt Nam, bị xem là chống đối nhà nước. Vì thế dân chúng xuống đường tranh đấu mà không cần xin phép, bất chấp sự đàn áp, đôi khi đẫm máu, bởi vì có xin phép cũng không nhận được chấp thuận.
 
Cũng cần tách biệt tuyệt đối giữa biểu tình ôn hoà và gây rối trật tự công cộng. Có bài viết trên báo Quân đội Nhân Dân gần đây so sánh các cuộc biểu tình yêu nước ôn hoà tại Việt Nam với cuộc bạo loạn ở Anh quốc hồi tháng 8/2011 để biện minh cho sự đàn áp của công an Việt Nam. Đây là sự so sánh tầm bậy, nếu không nói là ngu xuẩn.
 
Tự do tư tưởng và chính kiến, tự do chỉ trích, hoặc ủng hộ chính quyền không đồng nghĩa với việc tự do khiêu khích, phá hoại tài sản của cá nhân hay công cộng, gây tổn thương đến thân thể, tính mạng của người khác. Ở bất cứ đâu, các hành động tội phạm như thế đều không thể dung thứ.
 
Người Ba Lan đã xuống đường biểu tình liên tục nhiều năm để tranh đấu với chế độ cộng sản. Chỉ riêng trong giai đoạn một tháng sau thiết quân luật (ngày 13/12/1981), đã có gần 10 ngàn người bị tù giam. Nếu không chấp nhận hy sinh, tổn thất, chờ xin phép chế độ cho biểu tình, liệu nhân dân Ba Lan có cuộc sống tự do, dân chủ hôm nay?
 
Nhưng sau khi giành được dân chủ vào cuối năm 1989, ngày 5/7/1990, quốc hội dân chủ đầu tiên của Ba Lan đã ban hành ngay luật biểu tình, liên tục sửa đổi, bổ sung và đến nay vẫn có một số vần đề cần phải hợp lý hoá với tiêu chuẩn của Liên minh Âu châu mà Ba Lan là thành viên từ năm 2005. Vì thế tôi nghĩ luật biểu tình của Ba Lan có thể là một trong những tài liệu tốt để tham khảo.
 
Mỗi nước có một hoàn cảnh, đặc điểm riêng, nhưng dường như một số khái niệm chung về tụ họp đông người tương đối giống nhau. Tranh cãi nhiều nhất trong khuôn khổ đánh giá mức tiến bộ của một luật biểu tình là phần thủ tục xin phép chính quyền và thời hạn giải quyết. Tôi tóm lược một số ý chính của luật biểu tình Ba Lan.
 
- Mọi người đều có quyền tự do tụ họp hòa bình. Tụ họp đông người là một tập hợp của ít nhất 15 người trở lên, với mục đích thảo luận hoặc thể hiện quan điểm.
 
- Quyền tổ chức tụ họp đông người áp dụng cho những người có đầy đủ năng lực pháp luật, các pháp nhân, tổ chức và các nhóm dân chúng, loại trừ việc tham gia đối với những người mang theo vũ khí, chất nổ hoặc các công cụ nguy hiểm khác.
 
- Luật biểu tình không áp dụng cho các cuộc tụ họp được tổ chức bởi các cơ quan của chính phủ hay chính quyền địa phương, hoặc trong khuôn khổ hoạt động tín ngưỡng của các giáo hội, hiệp hội tôn giáo.
 
- Người tổ chức có thể là người lãnh đạo, chỉ đạo (vận động, kiểm soát và kết thúc tiến trình) chịu trách nhiệm trước pháp luật về diễn biến của cuộc tụ họp.
 
- Người tổ chức phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi diễn ra cuộc tụ họp không chậm quá 3 ngày, và sớm nhất 30 ngày, trước thời gian có cuộc tụ họp dự kiến.
 
- Sau khi xem xét thông báo, chính quyền địa phương sẽ ra quyết định cấm tổ chức. Trong trường hợp cấm, phải có văn bản chuyển giao cho người tổ chức trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp thông báo, nhưng không chậm hơn 24 giờ trước khi bắt đầu ​​cuộc tụ họp dự kiến. Chính quyền không ra quyết định cấm, hoặc không trả lời mặc nhiên được xem như đồng ý.
 
- Người tổ chức có thể khiếu nại quyết định cấm của chính quyền theo luật định lên toà án, nhưng sự khiếu nại không đồng nhất với việc đình chỉ thi hành quyết định cấm. Trong trường hợp tụ họp không thông báo, những người vi phạm sẽ bị phạt giam giữ tới 14 ngày, hoặc bị phạt tiền.
 
Thoạt quan sát chúng ta thấy luật biểu tình của Ba Lan có vẻ tạm ổn, chấp nhận được. Nhưng không hẳn trơn tru. Trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số điểm chưa đáp ứng tinh thần của Hiến pháp.
 
Ngày 10/11/2004, tiếp nhận khiếu nại của tổ chức phi chính phủ “Ulica” (Đường Phố), Tổng thống Ba Lan đã kháng nghị lên Toà Hiến pháp xem xét điều khoản cấm những người tham dự mà phía chính quyền không có khả năng nhận dạng (ví dụ bị che kín mặt).
 
Toà Hiến pháp Ba Lan đã phán quyết rằng, Hiến pháp không yêu cầu tiết lộ nhân dạng đối tượng tham gia, và sự mơ hồ, chung chung trong cách gọi “người có đầy đủ năng lực pháp luật” có thể dẫn tới hạn chế tự do tham gia tụ họp, vi phạm nguyên tắc tương xứng trong việc hạn chế quyền và tự do hiến định. Tòa án cũng cho rằng luật biểu tình buộc người tổ chức phải chịu trách nhiệm chung về sự thiệt hại gây ra bởi thủ phạm trực tiếp, có thể dẫn đến vi phạm hiến pháp về tự do tụ họp.
 
Trong năm 2007, Tòa án Nhân quyền Châu Âu xử thắng cho hai công dân Ba Lan trong vụ kiện nhà nước Ba Lan chậm trễ tiến trình xét xử khiếu kiện và Toà án Nhân quyền buộc Ba Lan phải thay đổi luật biểu tình.
 
Trên cơ sở đó, tổ chức Nhân quyền Helsinki đã viết thư thúc dục Thủ tướng Chính phủ và các nhà lập pháp Ba Lan nhanh chóng sửa đổi luật biểu tình, vì nhìn thấy vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan đến hoạt động của tự do tụ họp là chiều dài của thời hạn từ lúc nộp kháng nghị quyết định cấm tới lúc được giải quyết.
 
Kết luận
 
Việt Nam đang ở vào thời buổi mà chỉ có hai người phụ nữ, xin nhấn mạnh: chỉ hai người phụ nữ thôi, đi dạo trên bờ Hồ Hoàn Kiếm, mỗi người cầm một bên lá cờ Việt Nam, xin nhấn mạnh lần nữa: cờ Việt Nam, giăng ra để chụp ảnh, mà ngay lập tức nhiều công an chìm nổi xúm lại, to tiếng có, nhẹ nhàng có, ra sức khuyên cất lá cờ đi, khuyên đi về... – thì xin hỏi, luật biểu tình ra đời liệu có tác dụng tích cực gì không?
 
Chuẩn mực xã hội Việt Nam đang bị nhũng loạn ghê gớm, thậm chí chính quyền còn thúc đẩy hành vi tội phạm. Bà Phó chánh án tỉnh Bình Phước đánh ghen chồng, đập vỏ chai vào đầu người khác, không những không bị xử phạt mà còn được thăng chức lên Phó giám đốc sở Tư pháp, là một trong nhiều ví dụ.
 
Đã gần một năm đã trôi qua, gia đình khiếu nại, báo chí truyền thông và các tổ chức quốc tế đòi hỏi, mà chính quyền Việt Nam vẫn làm ngơ về sự bặt âm vô tín khó hiểu của blogger Nguyễn Văn Hải (tức Điều Cày ) kể từ khi anh mãn hạn tù vào ngày 19/10/2010.
 
Quyền lực trong tay, thậm chí nếu muốn, nhà cầm quyền có thể tìm ra một lần nữa tội “trốn thuế” để đưa ra toà xét xử! Vậy thì tại sao không thể cho công luận biết về tình trạng pháp lý và sức khoẻ của anh Điều Cày? Có gì hắc ám đằng sau sự việc?
 
Chỉ từ một ít sự kiện nói trên, chúng ta đã thấy công lý, bình đẳng trước pháp luật chẳng có giá trị nào trong hệ thống chính trị hiện nay của CHXHCN Việt Nam.
 
Nói theo ngôn ngữ dân gian, luật biểu tình biểu tiếc, họp hiếc, bàn biếc làm chi cho mất thời gian, chỉ tốn thêm tiền dân nước mà thôi!
 
Mặt nạ che giấu đạo đức giả, dối trá của nhà cầm quyền đã quá dày, có độn thêm một lớp “luật biểu tình” nữa cũng không ý nghĩa!
 
Rồi chúng ta sẽ thấy, “luật biểu tình” rốt cuộc chỉ là thêm một hài kịch mới!
 
© 2011 Lê Diễn Đức – RFA Blog
 
-----------------------------------------------------------------------------------
Các tài liệu sử dụng trong bài:
* 1- Về Luật biểu tình của Ba Lan:  http://lex.pl/bap/student/Dz.U.1990.51.297.html
* 2- Về Luật biểu tình của Ba Lan:   http://www.rozbrat.org/publicystyka/kontrola-spoeczna/443-nowelizacja-ustawy-o-zgromadzeniach-niekonstytucyjna 
* 3- Về Luật biểu tình của Ba Lan:  http://pl.wikipedia.org/wiki/Zgromadzenie_%28prawo%29 
* 4- Bài “Đau đẻ 19 năm mà giăng chưa sáng” của Đặng Phương Bích: http://chimkiwi.blogspot.com/2011/09/au-e-19-nam-ma-giang-chua-sang.html
 

Bài bình luận

Thôi! Ông dú'ng dô'i nūa ma' làm gí' ? Nhà tù thì chât ních nhüng tôį nhân ... Thôi! Ông dùng láo ! Dúng láo nūa ....düng coi thuong' tiê'ng nói cu'a nhân dân .. Thôi ! Ông dù'ng che , dù'ng dâ'u nuã.. Tôį lõi ông qúa nhiê'u .. Lam' sao dê' xóa tan.. Ông .. Soan tha'o luât biê'u ti'nh chô'i bíên tên mình ông dán cho công an ôi! Dân tôc này dâ'y näm tháng khô' dau không giây phút nào duoc mäc â'm , än no... Thôi ông vó dùng vét nüa mà làm gì Düng tham ta'n và bán nuoc haį dân ông dùng giam , ông bät' ông dùng nhô't nūa mà làm gì? Tôį nghiêp cho nguoì nguoì vì yêu nuoc' thuong dân thôi ! Ông dúng chô'i dùng láo khoét nuã mà làm gì ..Tôį ông qúa dâ'y Còn ai dám tin ông ! Nguyên ngã Phuong Tha'o

Luật là một văn bản luật pháp quốc gia ,được soạn thảo và thông qua bởi quốc hội và tổng thống( hay chủ tịch nhà nước) ký ban hành,nhưng ở cái nước xuống hàng chó ngựa việt cộng,lại do một tên thủ tướng cầm đầu nghành hành pháp ra lệnh cho công an,một cơ quan thi hành luật pháp,trực thuộc hành pháp chuyên môn làm chó săn cho chế độ đàn áp những người dân hiền lành,yêu nước, làm luật biểu tình ,lòi ra cái ngu dốt,khôi hài và trơ trẻn của một tên y tá vườn ngốc nghếch đang xài cái bằng luật dỗm,chắc do đại học luật khoa Pắk Bó,do tên dốt nát,lưu manh , bịp bợm ,bán nước Hồ Chí Minh làm khoa trưởng,nên có cái lệnh chổng mông lên trời,mà ai cũng biết là vi hiến và bịp bợm. Vừa thôi Dũng con hoang ơi,ngu thì cũng chừa chổ ký tên,bịp thì kín đáo một chút,diển kịch mà tồi quá khó coi lắm.

Hãy nhó' laį cô' tö'ng thö'ng VNCH Nguyên van Thiêu dã nói: -Dú'ng nghe nhūng gì công sa'n nói mà hāy nhìn nhūng gì công sān làm !!!!

Công an làm đúng nhiệm vụ là không cho 2 phụ nữ cầm cờ đỏ chụp hình. Bỡi vì cờ đỏ là cờ chư hầu cộng sản, cờ đảng của giặc cờ đỏ, làm thái thú và bán nước cho Tàu, gây chiến, xâm lăng, ăn cướp Miền Nam. Cờ đỏ đã gây nên biết bao tội ác, phá hoại đất nước; mang đến nghèo đói,bất công. Đất nước tụt hậu, trở thành bãi rác Á châu cũng vì cờ đỏ mà ra. Thế nên, công an cấm cầm cờ đỏ đi biểu tình thì đúng quá. Từ khi cờ đỏ tràn vào Nam năm 1975, đất nước đói khổ, nên cờ đỏ phải học, bắt chước mọi việc của cờ vàng để sống còn. Nhưng cờ đỏ lại hèn nhát, không dám học thể chế dân chủ, tự do, đa nguyên đa đảng của cờ vàng, vì vậy công an bảo dẹp cờ đỏ thì không có gì lạ. Các bạn đã thấy, sau 30/4/75 người Việt hai miền đã bỏ cờ đỏ ra đi bằng mọi giá, mọi cách; kể cả con cháu của người cộng sản cũng bỏ cờ đỏ mà đi, đến cái cột đèn nếu có chân cũng đi luôn. Không có ai muốn trở về với cờ đỏ. Năm 1954, bà con Miền Bắc đã bỏ cờ đỏ theo cờ vàng vào Nam. Sau 1975, dân Bắc cũng bỏ cờ đỏ vào Nam sống lẫn lộn với phe cờ vàng và từ đó lại ra đi nữa. Cờ vàng Miền Nam không có ai chạy ra Hà nội theo cờ đỏ, ngoại trừ nhúm nhỏ của đám cõng rắn cắn gà nhà là mấy tên MTGPMN bị cờ đỏ lừa gạt. Bạn Lê Diễn Đức và anh em Miền Bắc cũng bỏ cờ đỏ, chọn ở lại nước ngoài, hoặc trở về rồi đi nữa, vì cờ đỏ KHÔNG PHẢI là cờ của Việt Nam. Chỉ có CỜ VÀNG mới ĐÚNG là QUỐC KỲ của VN từ khi đất nước được độc lâp, thống nhứt mà không đổ máu dưới thời chánh phủ Trần trọng Kim. Cộng sản luôn tuyên truyền là cờ vàng và chế độ Quốc gia độc lập của chánh phủ Trần trong Kim hoặc của chánh phủ Quốc gia sau này là tay sai của thực dân, đế quốc. Nhưng các bạn trẻ và ngưười Việt nói chung nên tự hỏi, có quốc gia nhỏ nào trên thế giới khi được trao trả độc lập từ sau 1945 mà không dựa vào cường quốc để gìn giữ độc lập mà phát triễn đất nước. Hãy xem Nhựt, Phi luật Tân, Singapore, Nam Hàn (Hàn quốc), Đài loan,Tây Đức đều dựa vào Mỹ để giữ độc lập và phát triển đất nước. Nếu không bị giặc cờ đỏ phá hoại cướp chánh quyền thời thập niên 1940, thì cờ vàng đã đem lại độc lập, thống nhứt không đổ máu và dĩ nhiên nước Việt đã giàu mạnh, bỏ xa Hàn quốc, Đài loan và chắc chắn không thua Sigapore. Hãy nhìn Miền Nam trước 1975 được tự do, dân chủ, văn minh và trù phú hơn Nam Hàn, Đài loan, Thái, Phi luật Tân và không thua Singapore. Sài gòn là hòn ngọc Viễn đông, trong lúc Bangkok, Manila, Hán thành còn là hạng đàn em của Sài gòn. Từ thực trên, tôi mong bà con Hà nội khi đi biểu tình nên cầm cờ vàng, biểu ngữ màu vàng kẻ chữ đỏ; kể cả áo thun, khăn đội đầu, nón màu vàng in hình lưỡi bò màu đỏ với hai gạch chéo. Giống như áo mưa màu vàng in hình lưỡi bò màu đỏ với hai gạch chéo mà dân các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và phố cỗ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam đang mặc/sử dụng để chống Trung cộng. Dân Nam tỉnh Quảng Nam bắt đầu can đảm nhắc lại và muốn gầy dựng lại cờ vàng để có tự do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng của Miền Nam trước kia cho cả nước. Đặc biệt là nhắc lại năm 1974, dân Nam tự do, rầm rộ biểu tình chống Trung cộng xâm lăng Hoàng sa. Hy vọng bà con Hà nội thức tỉnh vứt bỏ cờ đỏ, cùng nhau giương cờ vàng để chung sức dựng lại Việt Nam có tự do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng. Từ đó, nước ta mới hy vọng được tiến lên, theo kịp lân bang và thoát nạn bị Tàu thống trị. Mời các bạn xem thêm các links dưới đây, hình ảnh dân Nam trong nước được tự do biểu tình chống Trung cộng năm 1974 và thời gian gần đây ở hải ngoại. Chúc bạn Diễn Đức, bạn đọc và bà con trong ngoài an vui. Dân Nam Hải ngoại, 4 Oct 2011 http://ubhoangsa.org/doc_public/hai-chien_hs.htm (1974) http://www.vietnamexodus.info/vne0508/vnenews2/bandocviet/news/bieutinhtaiDuc.htm http://vietnamexodus.info/vne0508/index.php http://vietnamexodus.info/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=7202 http://vietnamexodus.info/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=7203 http://vietnamexodus.info/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=7207

Buô'n qúa khi doc baì viê't vê' nhūng cái dâ'm dán vào dâ'u nhüng nguoi' yêu nuoc nhú thê' .Gâ'n 20 näm sông' luu vong trên dâ't khách quê nguoi' .. Tôi dã thâ'y o'dây .. Nhūng cuôc bao dông biê'u ti'nh thuong' xa'y ra thê' nhung chính quyê'n ó' dây pha'i công nhân là khong dúng cōng sô'8 nhu ò' Vn minh .. Moi' quyê'n tu do dê'u duoc tôn trong. Nói . Làm .Än .Ó' ....v.v... Theo tôi . Su' xuât' phát tân sâu thä'm trong tra'i tim là diê'u câ'n thiê't cūng nhü các nhân vât trong chính phu' . Các lãnh dao cu'a nhà nuoc pha'i lä'ng nghe..( dù muö'n dù không ) Tôi không muô'n nói xâ'u hoac chui' bói' các ngai' hiên nay mäc aó ve't thä't caravat mà công du hê't xú' nay' sang nuoc' khác vì dù sao di nuã các SIR này là nhūng di'nh cao trí tuê nhu BA'C dã nói ... Thê' nhung các di'nh cao trí tuê này pha'i lä'ng nghe lóì nói và y' kiê'n cu'a nguoi' dân.. Nói dúng ra là dâ'y tó'( Da'ng ) ông chu' là nhân dân .. Dâ'y tó' pha'i biêt' nghe loi' ông chu' NÊ'U thât su là nhüng dâ'y tò' trung thành ... Chiê'n tranh dã trôi di gân' 40 näm rôì ..Ai là nhūng tên dô' tê' bán nuoc' .? Ai là nhüng tên giê't nguoì duoí danh nghïa ba'o vê trât tu, an ninh bä'ng cách tra tâ'n dân hiê'n yêu nuoc' ? Ai dã ky' linh cho trung công sang khai thác bauxite dê' mó' duong' cho cuôc xâm läng dây' nguy hiê'm gân' dây ? Ai dã dâ'y dua phu nü VN Han, Taù vo'i mã thuóng là lâ'y chông' nhüng thuc châ't là bán thân ..Ai dã hoà hoãn và hoãn Tàu phù vo'i hàng chuc tâ'm hính nao' là bä't Tay ôm hôn .. Anh Anh Em Em .. Dòì dô'i huū nghį .Mac tra'i thì cho con gái ém sä'n ò' Meō và láy Viêt Kiê'u hòng kië'm chác môt hô khâu' ö' Mēo phòng khi DÂN Nö'I CAN QUA...Nhân danh ai? Lē tâ't nhiên là khöng thê' Nhân danh Cha và thánh .. Va' phât rôì vì hãy nhìn xem Linh muc Ly' dang trong xa' lim vo'i ca'i tôį phâ'n dông .. Täng thô'ng Thích quãng Dö thi nay giam lõng Mai giam kín.. Nhân danh công ly' u'? Cù huy Hà vu'. Diê'u cày . .. Nông hùng Anh cho dê'n Phong tâ'n hiên nay ra sao? Da'ng ta dang sän sóc cho ai? ... Cô con gái cu'a sir thu'tuong thì làm chu' möt kho tàng kêch' xú' duoí danh nghiã vôn' dâ'u tu? Tâ't ca' vö'n liê'ng dó có tù' dâu? Ngoai' ra cón nhiê'u tai' khoa' khác cūng cu'a Sir thu' tuong xuât' thân tu' ytá vuon' Cà mau duoc ém ó' ngoaį quô'c .. Ôi ! Thât là di'nh cao cua' su bo'c löt cua' tên Buá liê'm luu' manh nay' Tró' lai vâ'n dê' biê'u tinh va' nhūng caí mà säp' sua' ra dóì duoc goį là Luât ... Theo tôi dó cüng là luât Rúng thôi .. Nguyên ngā phuong tha'o ( hen ky' tiê'p nêu' có thê') a