You are here

Sự chuyển hướng chính trị trong ĐCSVN đang xảy ra?

Đào Trung Đạo
Trong tựa đề bài chúng tôi đặt dấu hỏi (?) không có nghĩa những ý kiến được trình bày sau đây là một sự suy diễn. Ngược lại, tuy dấu hỏi không mang ý nghĩa một sự nghi ngờ, nhưng chúng tôi có ý đặt vấn đề “sẽ như thế nào?”
   Từ hơn hai thập niên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn gắn bó với hai chữ Đổi Mới vì không Đổi Mới có nghĩa xụp đổ. Nhưng nội dung khái niệm Đổi Mới không bao giờ được giới lãnh đạo phát biểu rõ ràng minh bạch. Khái niệm này được vận dụng tùy giai đoạn, tùy tình huống lịch sử, và cũng tùy theo nhân vật lãnh đạo nào có quyền lực nhất. Lý do chính yếu khái niệm Đổi Mới không thể có một nội dung minh bạch được trình bày trong chính sách vì đây chỉ là một thử nghiệm có tính cách đối phó với tình hình. Hơn nữa nội bộ ĐCSVN cũng có nhiều phe phái, nhóm này muốn đổi mới với tiến độ nhanh, nhóm kia chống đối Đổi Mới phần vì quyền hành cá nhân và phe nhóm phần vì sợ hãi nguy cơ Đảng bị xụp đổ, nhóm khác lại chỉ muốn Đổi Mới với tiến độ chậm vừa phải. Chúng tôi gọi sự Đổi Mới là chính sách đối phó tình hình, một kiểu chiến lược giai đoạn vì từ trong bản chất người cộng sản hoặc vĩnh viễn là cộng sản hoặc Thực Sự Đổi Mới thì sẽ không còn là người cộng sản nữa.
   Hiện nay quyền lãnh đạo ở Việt Nam vẫn hoàn toàn nằm trong tay những người cộng sản. Trong lịch sử nắm giữ chính quyền kể từ năm 1955, cứ khách quan mà nhận xét thì  quả thực chưa bao giờ ĐCSVN lại ở thế yếu như hiện nay. Họ đang chịu sức ép từ nhiều hướng: kinh tế đứng bên bờ vực do lạm phát phi mã và nguy cơ tan rã của những Doanh Nghiệp Nhà nước, sự thất bại của chiến lược ngoại giao đa phương trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc và mối quan hệ nước đôi với Hoa Kỳ được đặt trên giả thuyết không tưởng vào vị trí địa lý chiến lược quan trọng của Việt Nam trong cuộc thử sức thế lực Mỹ-Trung, sự bất tín nhiệm của đa số dân chúng đối với ĐCSVN và những bày tỏ chống đối công khai của các người tranh đấu cho tự do dân chủ ngày càng nhiều và ở diện rộng và có mức độ không thể dập tắt một cách dễ dàng, đàn áp triệt hạ lại càng gây hậu quả tiêu cực, nội bộ Đảng không đoàn kết, và cuối cùng là chất lượng đảng viên  thoái hóa trầm trọng biểu hiện trong nạn tham nhũng không thể chế ngự.
   Trước tình hình này và chỉ còn không đầy hai tuần lễ là đến ngày bầu cử Quốc Hội khóa XIII chúng tôi nhận thấy có hai sự kiện quan trọng chỉ ra một sự chuyển hướng của ĐCSVN:
   Thứ nhất, trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận 1 (TP.HCM) với tư cách ứng viên DBQH  sáng 7/5 Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang ngoài những phát biểu về đẩy lùi tham nhũng, nhìn nhận tình cảm và nguyện vọng của cử tri, hứa hẹn QH khóa XIII sẽ có những chương trình, quyết sách lớn để đưa nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống, sửa đổi cơ chế, thể chế và tổ chức chỉ đạo từ trung ương xuống địa phương v.v… Nhưng quan trọng hơn hết lại là sự quyết tâm thay đổi và tuy nói rằng “Điều đó là tự nhiên thôi từ cấp trung ương đến địa phương” ông Trương Tấn Sang chốt cuộc tiếp xúc cử tri bằng câu nói “Trước đây chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để mãi như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bày sâu là “chết” cái đất nước này.”
   Người nghe lời nói của ông Trương Tấn Sang có thể suy nghĩ theo hai dạng: Đối với những người có tính đa nghi thì cho rằng ông ta là một người làm chính trị lão luyện cho nên lời nói của ông ta chỉ cốt lấy lòng cử tri. Sự nghi ngờ này không có cơ sở vì ông Trương Tấn Sang chẳng cần lấy lòng cử tri, việc ông đắc cử là chắc chắn, bầu bán cho có hình thức hợp lệ thôi. Chiều hướng suy nghĩ thứ hai là: ta biết rằng hiện nay ông Trương Tấn Sang là người đứng hàng số 1 trong số các lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN cho nên lời tuyên bố của ông chỉ ra một sự chuyển hướng trong tương lai.
   Nhận định này của chúng tôi được hậu thuẫn bởi sự kiện sau đây: Chỉ 3 ngày sau lời phát biểu của ông Trương Tấn Sang, vào ngày 10/5 Tạp chí Cộng sản tổ chức cuộc tọa đàm “giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị” ở Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu chiến lược và học viện lớn để trình bày ý kiến về nhu cầu bức thiết đổi mới chính trị. Chúng ta biết rằng Tạp chí Cộng sản là cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSVN, phải có sự chấp thuận của lãnh đạo cao cấp của Đảng cuộc tọa đàm này mới xảy ra. Và những phát biểu  được VietNamNet trích dẫn hẳn phải là của những nhân vật có tầm vóc trong Đảng. Chẳng hạn như ông Bùi Tất Thắng là Phó Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ KH&ĐT), ông Dương Xuân Ngọc nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí,, ông PGS Vũ Văn Phúc Tổng Biện tập tạp chí Cộng sản, Thiếu tướng Lê Văn Cương, ông Dương Phú Hiệp nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương v.v…Nói chung tất cả những phát biểu của các vị này đều chốt vào điểm: phải đổi mới chính trị về mọi mặt và từ trên xuống dưới đúng như ý kiến của ông Trương Tấn Sang.
   Hai sự kiện lớn hòa điệu trong bản hợp ca Đổi Mới này chỉ ra điều gì? Đó là:
-        Ông Trương Tấn Sang đã thành công trong việc hiệp thương với nhóm ủng hộ đổi mới trong Đảng, đẩy lùi phe bảo thủ vào thế hạ phong.
-        Ông Trương Tấn Sang đã củng cố được quyền lực của người lãnh đạo số 1.
-        Quốc Hội Kháo XIII sẽ có đa số đại biểu theo chiếu hướng lãnh đạo của ông Trương Tấn Sang.
Nhưng như trên đã nói, đối với người cộng sản dù thuộc khuynh hướng tiến bộ hay bảo thủ, Đổi Mới chỉ là chiến lược đối phó chứ khó có thể có thực chất. Nhưng điều chúng ta có thể chờ đợi ở kết quả của một giai đoạn mới chuyển hướng là: trước thực trạng thê thảm của nền kinh tế hiện nay của Việt Nam, trước sự chia rẽ nội bộ trong ĐCSVN, trước sức ép chính trị từ Trung Quốc (vụ Biển Đông và chủ trương chỉ cho phép Việt Nam có những thay đối chính trị sau khi Trung Quốc đã thay đổi) và Hoa Kỳ (vấn đề Nhân quyền và đầu tư), trước sức ép của phong trào dân chủ nhân quyền đang lên trong xã hội v.v… ĐCSVN đang bị động trước những thử thách nghiệt ngã nên Đổi Mới theo người cộng sản quan niệm và thực hành xem ra khó bề thành công như trong những năm cuối 80s để có thể cứu vãn được sự biến chất đưa tới sự xụp đổ của Đảng.
   Trừ phi ông Trương Tấn Sang có khả năng tạo được biến cố lịch sử như ông Gorbachev trước đây!

Bài bình luận

Theo tôi nghĩ, cũng vẫn bổn cũ soạn lại mà thôi. Con Tắc Kè đổi màu chỉ để thích nghi với môi trường thay đổi chứ bản chất của con Tắc Kè ngàn năm cũng vẫn là con Tắc Kè. Cùng tắc biến, tôi tin rằng VN chỉ có thật sự thay đổi khi người dân lâm cảnh cùng quẫn không lối thoát. Tôi có cùng hy vọng với tác giả là ngày đó đang đến gần. Thân ái. Ngọc Phan.

ho chi minh da ban nuoc cho trung cong roi, va hien gio dang csvn tiep tuc ban giao lanh tho cho trung quoc tung phan,cai gi la thay doi,dung chay theo nhung gi csvn noi,dat nuoc da ban roi,nong duc manh va nguyen tan dung da nhan tien cua trung quoc hien nay la de thuc tramhi tinh than hiep uoc cua ho chi minh,qua tam cheques han tram trieu dollars,dung tiep tuc mo mang theo kieu chinh tri salon nua,chao ban

Luc nay ma con loi dung SU KIEN TRUNG QUOC ma noi xau che do thi that la nguy hiem hon ca bon da do ho nghin nam Bac thuoc

Không hẳn là người ta nói xấu một cách vô lý. Đây chứng tỏ sự nghi ngờ cảnh giác rút ra từ suy đoán hiện thực. Có những ký kết, thỏa thuận nào mà đảng CSVN đã có với CSTQ mà dân VN chưa từng được biết không? Thí dụ công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng dân chúng VN mới biết gần đây thôi. Không biết chừng còn có nhiều thỏa thuận khác của Lê Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt hay cả của Hồ Chí Minh không chừng mà CSTQ đang có trong tay nhưng chưa công bố? Đảng CSVN luôn luôn thiếu minh bạch, tự quyết định vận mệnh đất nước không bao giờ người dân được biết hay quốc hội VN được bàn đến. Cái gì cũng là "tối mật" và "nhạy cảm". Tàu TQ đâm chìm tàu ngư dân thì chỉ nói là "tàu lạ". Đó chính là bản chất dân chủ giả hiệu của chế độ. Gần đây vụ bô xít, thuê rừng, vinashine,v.v...Ai biết được Thủ Tướng ký giấy cho họ khai thác ngày nào? Bao nhiêu người dân thực sự tin được ông thủ tướng của mình? Dan dong bang song Hong nếu thực sự có chất xám thì liệu có tin không?

troi oi la troi ca bao nhieu trieu nguoi do mau va nam xuong de danh lai bon chu Tu Do va Hanh phuc ma bay gio chi de cho Nong Duc Manh va Nguyen tan Dung ban co vai tram trieu do thoi sao neu nhu vay dang csvn ban nhan dan ta voi mot gia that la re mac tinh ra mot dau nguoi chung ban chua toi 20 dollars vay thi qua ngu muoi di mot con nguoi vn ma bon chung ban con re hon ca con cay ngoai cho lang cha ca thi dung la mot bon csvn qua ho do di

Bầu cử ngày 22.5.2011 tới đây cũng đã sắp đặt kết quả rồi! Giáo hội phật giáo Viện Nam bị Đảng CSVN lợi dụng! Mời các bạn đọc tại đây: “ http://www.giaiphapdanchu.com/2011/03/e-giu-thanh-cao-cho-phat-phap.html “

Toi xin dua ra mot vu viec o Lien Xo vao thap nien 90. Do la Mikhail Sergeyevich Gorbachev da quyet dinh di du lich de thay doi ca van menh cua dat nuoc Lien Xo. Vay thi o Viet Nam thi sao? Xin nhan duoc thu gop y kien cua cac nha chinh tri trong va ngoai nuoc ve chu de nay qua email: johnparis74@hotmail.fr John Paris

Chắc chắn ! Không muốn hay sợ thì rồi cũng phải thay đổi. Sau những biến cố biển Đông thì sự thay đổi sẽ mau chóng hơn nữa. Chỗ dựa sau cùng cho CSVN là CSTQ . Nay thì không còn chỗ để dựa nữa! Sống với ai đây? một khi đa số nhân dân thế giới chán ghét "chế độ cộng sản"! Hồ Chí Minh một thời cũng đã phải tạm bỏ chữ "CS" rồi! Mặc dù hèn nhát, run sợ sự thay đổi của đảng CSVN nhưng cũng chẳng được. Tốt hơn hết là chấp nhận sớm, quay về với "Dân tộc, Tự Do, Dân Chủ" ! VN không cộng sản thì CSTQ cũng sẽ xụp thôi.