Hồi 15h34' ngày 07/3/2019, Tòa án Hiến pháp đã nhất trí phán quyết với số phiếu tuyệt đối 9/9 phiếu thuận, quyết định giải tán Đảng Thai Raksa Chart, đồng thời thu hồi các quyền chính trị của 13 thành viên Ban chấp hành Trung ương của đảng này trong 10 năm.
Trước đó, Ủy ban Bầu cử Thái Lan đã đề nghị Tòa án Hiến pháp xem xét ra phán quyết giải thể đảng Thai Raksa Chart, sau khi đảng này giới thiệu đề cử Công chúa Ubolratana (tên đầy đủ là: Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Barnavadi), cho vị trí Ứng viên thủ tướng của đảng Thai Raksa Chart. Ủy ban Bầu cử Thái Lan đánh giá cho rằng, đây là một hành vi nghiêm trọng nhằm chống lại chế độ quân chủ lập hiến đang hiện hành ở Thái Lan.
Được biết, ngày 08/2/2019 Công chúa Ubolratana , 67 tuổi đã gây chấn động chính trường Thái Lan khi tuyên bố đại diện cho đảng Thai Raksa Chart (một đảng chính trị được cho là có liên quan đến ông Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng đã bị lật đổ vào năm 2006) để tranh cử chức vụ Thủ tướng trong cuộc bầu cử sẽ tổ chức vào ngày 24/3/2019.
Phán quyết của Tòa án Hiến pháp cho rằng, hành động của Đảng Thai Raksa Chart đề cử Công chúa Ubon Ratana làm ứng viên thủ tướng, để cạnh tranh với các đảng chính trị khác trong chiến dịch vận động bầu cử năm 2019 dự kiến sẽ tổ chức ngày 24/3/2019 là một hành động trái Hiến pháp Thái Lan. Các thẩm phán Tòa án Hiến pháp đều thống nhất thấy rằng, hành động đề cử Công chúa Ubolratana tranh cử thủ tướng là vi phạm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chế độ chính trị của Thái Lan, được quy định trong Hiến pháp. Đó là, Vương Quốc Thái Lan một nhà nước dân chủ, với nhà Vua là trung tâm đoàn kết dân tộc. Và Nhà Vua và Hoàng tộc đứng trên chính trị. Theo đó, Tòa án Hiến pháp thấy rằng, "Tình hình này sẽ khiến hệ thống dân chủ của Thái Lan sẽ bị xói mòn và phá hủy".
Theo Cáo trạng về việc giải tán Đảng Thai Raksa Chart, Tòa án đã đưa ra phán quyết trong vấn đề đầu tiên, ra lệnh giải tán Đảng Thai Raksa Chart với lý do đã vi phạm Điều 92 (khoản 2) Luật Đảng Chính trị, có các hành động chống đối chế độ dân chủ, với nhà Vua là trung tâm đoàn kết dân tộc.
Vấn đề thứ hai, với biểu quyết của 6/3 Thẩm phán, cấm 13 thành viên Ban lãnh đạo của đảng Đảng Thai Raksa Chart tham gia hoạt động chính trị trong 10 năm, thay vì cấm suốt đời, vì thấy rằng hành vi phạm tội chỉ là một hành động đối địch với chế độ dân chủ, với nhà Vua là trung tâm đoàn kết dân tộc. Nhưng đó không được coi là hành động lật đổ chế độ dân chủ, với nhà Vua là trung tâm đoàn kết dân tộc.
Trong vấn đề thứ ba, Thẩm phán Tòa Án Hiến Pháp Thái Lan nhất trí 9/9 phiếu ra lệnh cấm ban lãnh đạo của đảng chính trị Thai Raksa Chart tham gia hoạt động chính trị, đồng thời không thể đăng ký đảng mới hoặc trở thành thành viên đảng chính trị 10 năm. Đồng thời cấm không cho phép sử dụng tên, tên ban đầu, logo của đảng Thai Raksa Chart đã bị giải thể, theo điều 94 của Luật Đảng Chính Trị.
Được biết Đảng Thai Raksa Chart, là một đảng chính trị được nhiều người biết đến đó là đảng nằm trong hệ thống chính trị của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và Đảng Phuea Thai. Trong đó 4 anh em trong dòng họ "Shinawatra", là Thaksin. - Yingluck (em gái)- Payap (em trai) và bà Yaowapa Wongsaw (em gái) tham gia hùn vốn vào Đảng Thai Raksa Chart để gửi người thân, họ hàng cũng như những người gần gũi tham gia.
Sau khi nghe phán quyết của Tòa Án Hiến Pháp Thái Lan, ông Preecha Pholphongpanich, Chủ tịch Đảng Thai Raksa Chart, đã trả lời phỏng vấn của báo chí Thái Lan và Quốc tế có nói rằng, cá nhân ông và các thành viên trong Ban lãnh đạo đảng rất tôn trọng Quyết định của Quốc Vương ngày 8/2/2019, với lòng trung thành tuyệt đối với nhà vua và tất cả các thành viên hoàng tộc.
Theo đó, "Tôi và Ban lãnh đạo cảm thấy vô cùng hối hận, cho dù việc giải thể của đảng Thai Raksa Chart chắc chắn ảnh hưởng đến quyền tự do chính trị cơ bản của mỗi cá nhân. Tôi muốn cảm ơn tất cả sự khích lệ từ tất cả mọi người ủng hộ của đảng. Song ngay cả khi đảng Thai Raksa Chart bị giải tán, nhưng chúng tôi cố gắng làm hết sức mình. Với mong muốn thấy đất nước Thái Lan tiến triển một cách tốt đẹp. Cho dù hôm nay, dù nó không đạt được những gì chúng ta mong muốn Nhưng còn có nhiều vấn đề của đất nước mà những người khác còn có cơ hội phải tiếp tục hoạt động.
Đối với cá nhân tôi và các thành viên Ban lãnh đạo đảng Thai Raksa Chart, bất kể ở vị trí nào thì chúng tôi sẽ cố gắng làm những điều có lợi cho đất nước. Chúng tôi mong muốn cho đất nước tốt lên, không hề có một ai nghĩ xấu. Là một công dân Thái Lan, chúng tôi sẽ bằng mọi cách mang lại lợi ích của đất nước bằng mọi cách. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau khi có cơ hội."
Đánh giá về hậu quả pháp lý của việc Tòa án Hiến pháp Thái Lan Quyết định giải tán Đảng Thai Raksa Chart. Truyền thông Thái lan cho rằng, việc 13 thành viên của Ban lãnh đạo đảng Thai Raksa Chart chỉ bị tước quyền ứng cử và bầu cử theo quyết định của Tòa án Hiến pháp trong 10 năm, theo điều 94 của Luật Đảng Chính trị Thái Lan. Dẫu rằng trước đây Ủy ban soạn thảo Hiến pháp đã từng giải thích rằng sẽ tước quyền hoạt động chính trị suốt đời" theo điều 98 khoản 5 của Hiến pháp Thái Lan. Đây là điều được cho là có nương nhẹ từ Tòa án Hiến pháp Thái Lan.
Nhưng việc xem xét để ra phán quyết về việc giải thể Đảng Thai Raksa Chart, Tòa án Hiến pháp đã không sử dụng phương thức gọi gọi nhân chứng đến làm chứng để điều tra theo đề nghị của Đảng Thai Raksa Chart. Mà Tòa Án cho rằng bằng chứng từ Ủy ban Bầu cử Thái Lan khi đệ đơn kiến nghị để giải quyết cáo buộc này là quá đủ để ra phán quyết. Cuối cùng Tòa án Hiến pháp có quyết định trước cuộc bầu cử vào ngày 24/3 chỉ vẻn vẹn 17 ngày.
Song với quyết định giải tán Đảng Thai Raksa Chart, đã khiến cho 282 ứng cử viên của Đảng Thai Raksa Chart, lập tức bị loại khỏi cuộc Bầu cử Thái Lan năm 2019. Với lý do không đủ tư cách là ứng cử viên, vì một trong những tiêu chuẩn hàng đầu bắt buộc họ phải là thành viên của một đảng chính trị không dưới 90 ngày trước ngày bầu cử 24/3/2019, theo quy định tại Điều 97- khoản 33 của Hiến pháp Thái Lan.
Đồng thời hậu quả chính trị của Quyết định giải tán Đảng Thai Raksa Chart trước thời hạn bầu cử (ngày 24/3) chỉ 17 ngày, đã gây ảnh hưởng đến chiến lược của "Đảng Thaksin" sẽ chia đảng Phuae Thai thành các đảng nhỏ, để thoát khỏi "Bẫy Hiến pháp" hiện hành thời Chính phủ Quân sự. Cụ thể đảng Phuea Thai có tới 347 ứng cử viên và đảng Thai Raksa Chart có tới 283 ứng cử viên.
Những chuyên gia phân tích chính trị Thái Lan thấy rằng, nói rằng theo kế hoạch ban đầu, đảng Phuae Thai phải đạt được số dân biểu nhiều nhất và càng nhiều càng tốt. Trong khi đảng Thai Raksa Chart sẽ có trách nhiệm nhặt nhạnh những số phiếu sót lại để tăng số Dân biểu ở mức có thể nhất. Song với phán quyết của Tòa Án Hiến Pháp ngày 7/3/2019 về việc Quyết định giải tán Đảng Thai Raksa Chart, sẽ tạo ra những bất lợi không thể phủ nhận cho đảng của ông Thaksin như:
Sẽ có ít nhất trên dưới 100 khu vực bầu cử trên tổng số 350 khu vực bầu cử của "Đảng Thaksin" không có ứng cử viên kể cả Phuea Thay hay Thai Raksa Chart. Khi đó trong những khu vực bầu cử không có ứng cử viên của "Đảng Thaksin", thì cử tri có xu hướng đổ xô sang các đảng chính trị tự nhận mình là các "Đảng có xu hướng Dân chủ". Như các đảng Đảng Tương Lai mới; Đảng Tự do Thái Lan hay Đảng Dân tộc... Tuy vậy, số phiếu giành cho các "Đảng có xu hướng Dân chủ" vẫn không đảm bảo cơ hội đủ để "Đảng Thaksin" thành lập chính phủ.
Đáng chú ý, trong số 75 khu vực bầu cử "chồng lấn", là nơi cả 2 đảng Phuea Thay hay Thai Raksa Chart đều đưa người của họ ra tranh cử sẽ có nhiều lợi thế. Đó là khi các cử tri ủng hộ cho "Đảng Thaksin" sẽ không bị bối rối và dễ quyết định hơn khi lựa chọn đại biểu của họ.
Tuy nhiên các nhà phân tích đều có chung một nhận định khi cho rằng, phán quyết của Tòa án Hiến pháp Thái Lan quyết định giải tán Đảng Thai Raksa Chart của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và Đảng Phuea Thai là một đòn nặng nề. Đã làm thay đổi cán cân giữa các đảng chính trị có xu hướng Bảo Hoàng với các "Đảng có xu hướng Dân chủ" đang nhận được sự ủng hộ đang lên của cử tri trong những ngày cận bầu cử.
Ngày 07 tháng 3 năm 2019
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
Bài bình luận gần đây