Kể từ khi Nguyễn Xuân Phúc ngồi ghế Thủ tướng, trong các cuộc họp chính phủ hay trong chuyến thăm các địa phương, hay trong hội nghị. Ông Phúc luôn luôn có những phát biểu hay chỉ đạo mang tính khuếch đại, hưng phấn quá mức, phi thực tế, không thể thực hiện được.
Tất cả người Việt Nam ở trong và ngoài nước mà theo dõi các hoạt động của chính phủ và Thủ tướng Phúc đều thất rõ điều này.
Tôi chỉ dẫn ra đây một vài ví dụ:
Ngày 28.8.2016 khi làm việc tại Tây Nguyên và ngày 12.3.2017 làm việc tại Phú Yên. Ông Phúc đều ví hai địa phương này như cô gái đẹp ngủ quên.
Ngày 6.2.2017, tại Cà Mau, ông Phúc phát biểu “Việt Nam phải là thủ phủ tôm thế giới”.
Ngày 31.12.2017 tại Đà Nẵng, ông Phúc nói thành phố Đà Nẵng phải là thành phố độc nhất vô nhị trên thế giới; Trước đó, ngày 28.9.2016, ông Phúc nói Đà Nẵng phải hướng tới trở thành Singapore, Hongkong,..
Ngày 29.11.2018, ông Phúc kêu gọi “tuổi trẻ đã đến lúc phải ra đi, mang cả thế giới về Việt Nam”.
Mới đây nhất, ngày 16.2.2019, tại Thừa Thiên Huế, ông Phúc chỉ đạo “Bí thư, Chủ tịch phải ngồi sân bay, bến xe xem khách đến tỉnh mình mua sắm gì.”
Theo các tài liệu y học thì chắc chắn 100% Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam đã mắc bệnh Paraphrenia theo chiều hướng khuếch đại cảm giác tích cực, người bệnh có xu hướng hưng phấn, tự đề cao bản thân. Nói cách khác, bạn có thể gọi đây là chứng "hoang tưởng tự cao".
Bệnh nhân luôn cảm thấy hưng phấn quá mức, không cần ngủ mà vẫn dư thừa năng lượng, nói rất nhiều về bản thân, và nguy hại hơn là chỉ đạo, phát biểu bừa bãi khi có chức vụ. Chứng bệnh này lại rất khó nhận biết, vì nhiều người đơn giản chỉ nghĩ là họ quá cao ngạo mà thôi.
Người bệnh có biểu hiện tự đề cao bản thân, tưởng mình là thiên tài, vĩ nhân thậm chí là thần thánh.
Hoang tưởng hay ảo giác đều dựa trên nền tảng trải nghiệm của bản thân bệnh nhân trong thực tế. Điều này thường xảy ra với những người ngoài 60 như tuổi của Nguyễn Xuân Phúc.
Các triệu chứng khác đi kèm hoang tưởng tự cao
Khí sắc tăng: Khí sắc tăng trong một giai đoạn hưng cảm biểu hiện là hưng phấn, phấn khích và vui sướng quá mức.
Khí sắc tăng được nhận thấy bởi những người xung quanh, biểu hiện bền vững hầu như cả ngày, bệnh nhân mất khả năng tự phê phán trong quan hệ với mọi người, trong quan hệ tình dục và trong nghề nghiệp.
Ví dụ: Nhìn sắc mặt ông Phúc lúc nào rất hưng phấn, phấn khích,...
Giảm nhu cầu ngủ: Giảm nhu cầu ngủ có ở hầu hết các bệnh nhân. Bệnh nhân thức dậy sớm hơn bình thường vài giờ, nhưng không hề thấy mệt mỏi, trái lại họ tự cảm thấy tràn trề sức sống. Khi rối loạn giấc ngủ quá nặng, bệnh nhân có thể thức một, hai ngày không cần ngủ mà không cảm thấy mệt mỏi gì.
Ví dụ: Với tầm hoạt động rộng như ông Phúc thì chắc chắn là ông ta ngủ ít hơn những người bình thường khác.
Nói nhiều, nói nhanh: Trong giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân thường có áp lực phải nói, giọng của họ to, nói nhanh và khi đã nói thì khó làm họ ngừng lại. Bệnh nhân có thể nói không ngừng suốt cả ngày, họ nói về mọi chủ đề.
Thường họ đang nói về chủ đề này, họ nhảy ngay sang chủ đề khác. Ngôn ngữ được đặc trưng cho đùa cợt, chơi chữ để mua vui.
Ví dụ: Chúng ta thấy ông Phúc nói rất nhanh, nhiều lúc khi ông Phúc nói mà những người bình thường nghe chẳng hiểu gì cả,...
Vui vẻ quá mức: Bệnh nhân luôn biểu hiện thái độ vui vẻ quá mức với bất kỳ sự vật hiện tượng nào xảy ra xung quanh.
Họ thể hiện nét mặt vui sướng, thái độ hân hoan, nói cười huyên thuyên. Bệnh nhân thường ca hát, đọc thơ, diễn kịch một cách say sưa mà không cần biết người xung quanh có muốn thưởng thức hay không.
Ví dụ: Khi Nguyễn Xuân Phúc đi xem đá bóng thường phấn khích quá mức với những hành động và nét mặt kỳ quặc,...
Ý nghĩ nhanh: Ý nghĩ của bệnh nhân có thể tăng nhanh về tốc độ, nhưng các ý nghĩ này vẫn có mối liên kết với nhau.
Một số bệnh nhân có giai đoạn hưng cảm cho rằng các ý nghĩ của họ xuất hiện chồng chéo đan xen lẫn nhau giống như chúng ta theo dõi đồng thời 2 hoặc 3 chương trình vô tuyến.
Khi bệnh nhân có bùng nổ về ý nghĩ, họ nói nhanh gần như liên tục, chuyển đột ngột từ chủ đề này sang chủ đề khác.
Phân tán chú ý: Bệnh nhân biểu hiện rõ ràng là mất khả năng tập trung chú ý. Họ không tập trung vào một công việc nhất định nếu có các kích thích từ bên ngoài.
Do đó họ thường can thiệp vào mọi việc xung quanh, gây ồn ào, nói chuyện quá to hoặc di chuyển đồ đạc trong phòng. Nhìn chung, bệnh nhân giảm khả năng phân biệt giữa các vấn đề chủ yếu và các vấn đề khác ít hoặc không quan trọng.
Tăng hoạt động ưa thích: Bệnh nhân thường tăng hoạt động quá mức cho một mục đích như nghề nghiệp, chính trị tôn giáo.
Chứng bệnh này rất hay bắt gặp ở người thành đạt, có địa vị xã hội, doanh nhân... Đơn giản là vì đi đôi với sự thành đạt, họ phải chịu áp lực rất cao. Thông thường, họ vẫn làm tốt công việc của mình. Nhưng khi "đến cơn", người bệnh có xu hướng "nổ", nói rất nhiều về bản thân, đưa ra các ý tưởng, các kế hoạch chỉ đạo,... điên rồ,...
Những người hoang tưởng tự cao vẫn giao tiếp bình thường, dựa trên nền tảng hiểu biết cá nhân nên có thể làm người khác tin tưởng. Hoang tưởng tự cao sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu người mắc bệnh đang giữ vai trò quan trọng của một tập đoàn, hay chức vụ cao liên quan đến chính trị.
Theo ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực TP HCM, hoang tưởng tự cao sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu người mắc bệnh đang giữ vai trò quan trọng trong một cơ quan nhà nước, một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó bởi hoang tưởng có thể đưa họ đến những quyết định “điên rồ”, “cười ra nước mắt” và ảnh hưởng đến nhiều người.
Trong trường hợp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì quá nguy hiểm cho đất nước, dân tộc Việt Nam. Bởi ông Phúc đứng đầu chính phủ, chỉ đạo, điều hành toàn bộ nền kinh tế,...
Những phát biểu, những chỉ đạo của ông Phúc quả là điên rồ, làm cho những người hiểu biết cười ra nước mắt,...
Qua các phân tích y khoa trên và các dấu hiệu lâm sàng mà tất cả mọi người Việt Nam đều nhìn thấy ở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tôi tin là mọi người không cần phải học ngành y cũng có thể kết luận là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mắc bệnh hoang tưởng Paraphrenia.
Bài bình luận gần đây