Sự kiện metro Saigon vừa đau đớn, vừa căm giận. Nhân dân trong câu chuyện này, sẽ mãi mãi bị lừa dối và bóc lột bởi các đường dây quan chức đạp lên nhau để làm dự án, rồi hại nhau để giành dự án. Tất cả chỉ vì miếng lợi riêng. Trong các câu chuyện kể hay chính báo chí nhà nước hô hoán, các nhóm quan chức cộng sản ngoài Bắc hay trong Nam thò chạm vào đâu, cũng đều thoảng mùi tư lợi, ăn tham, bóc hốt.
Những trí thức mong chỉ được làm nghề như ông Minh Quang, hôm nay phải dùng đến facebook thanh minh (*) cho công việc của mình, cho thấy công thức yên phận hay thủ phận, cũng không sống nổi trong thế giới 4.0 vinh quang đầy tham tàn này.
Lúc này đã thấy các facebooker là đảng viên, có chân trong nhà nước lên tiếng nói theo, dè dặt khi giới thường dân phản ứng, mới thấy cơ chế độc tài chỉ giỏi nuôi dưỡng bọn ăn hại, bọn ôm chặt vị trí làm ngơ thủ lợi, và chỉ góp lời ra vẻ thanh bạch khi nước đã đến chân.
Vụ phanh phui sai phạm Thủ Thiêm của cánh quan chức CS phía Nam, qua báo chí nhà nước phơi bày, cho thấy cũng là cơ hội đẹp để cánh CS phía Bắc chộp lấy những dự án, những phần ăn dang dở để biến thành của cải _ dĩ nhiên không phải của cải cho xã hội hay nhân dân.
Metro Saigon là một dự án không được nhiều thuận lợi từ phía người dân địa phương, đặc biệt là vùng trung tâm. Sự bê bết kéo dài bởi nhiều lý do, giờ cũng trở thành cơ hội của bọn mặc vest và hay nói dối.
Metro Saigon sẽ được hoàn thành hay chuyển đổi trong tay nhà thầu Nhật hay Trung Quốc, hoàn toàn nằm xa tầm với và ý nguyện của nhân dân. Nó nằm thật gần trong sự điêu tàn của đất nước, giữa vòng vây tham nhũng, chia chác, âm mưu của các nhóm quyền lực - căn bệnh của thể chế hôm nay.
(*)
Tường Vây (Diaphragm Wall ) – Metro
Trước khi về công tác tại Ban quản lý đường sắt đô thị Ban QLĐSĐT)(, tôi có dịp nghiên cứu hồ sơ thiết kế tường vây của đoạn đường Lê Lợi và nhận thấy có những bất hợp lý , dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của 20 năm công tác trong lĩnh vực nền móng và công trình ngầm. Đó là tường vây của toàn bộ tuyến Metro số 1 có chiều dày tối là 1,5 m, ngay cả tại khu vực gần Nhà hát thành phố, khách sạn Rex và sát với các tòa nhà thương mại xung quanh. Thế nhưng tại gói thầu CP1a bỗng dưng xuất hiện một đoạn 170m từ đường Pasteur đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tường vây lại được thiết kế dày đến 2,0m. Điều này dẫn đến lãng phí ước tính khoảng 1 triệu USD (theo cách tính của đơn vị thi công trực tiếp). Tôi đã chủ động xin gặp lãnh đạo thành phố và nêu vấn đề này.
Khi tôi về làm việc tại Ban QLĐSĐT, cùng với anh em kỹ sư tâm huyết, chúng tôi đã kiên trì yêu cầu tư vấn Nhật Nippon Koei tính toán lại và sau 4 tháng làm việc quyết liệt, Tư vấn đã đề xuất lại tường vây dày 1,5 m như tường vây của toàn bộ tuyến métro. Ban QLĐSĐT cũng đã đề nghị Tư vấn thẩm tra Sao Việt do một nhóm các Phó giáo sư, Tiến sĩ Trường Đại học Xây Dựng thẩm tra và kết quả đạt yêu cầu. Sau đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã giao cho Sở Giao thông vận tải mời Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông Vận tải TEDI thuộc Bộ Giao thông Vận tải thẩm tra độc lập, kết quả cũng đạt yêu cầu. Như vậy, kết quả tính toán độc lập của 3 Công ty tư vấn Nhật và Việt nam đều cho kết quả ổn định.
Điều đáng nói là việc điều chỉnh thiết kế tường vây đã đem lại một khoản tiết kiệm tương đương 93 tỷ (4 triệu USD đô) và rút ngắn thời gian thi công so với Tường vây 2 mét được 5 tháng. Điều này đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm soát, đối chứng rất chặt chẽ và được khẳng định trong Báo cáo Kiểm toán số 725/KTNN-TH ký ngày 20/12/2018.
Bài bình luận gần đây