Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư/năm, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra. Bên cạnh đó vấn đề đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh. Nếu như năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư thì năm 2015 lên đến 150.000 ca mới. Ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000 người. Như vậy, số ca ung thư tăng dần theo từng năm. Hiện mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.
Theo các chuyên gia, số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng, trong đó tác nhân thực phẩm không an toàn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%.
Vậy thực phẩm không an toàn tại Việt Nam có nguồn gốc từ đâu, ngoài các nguồn tự cung trong nước, một số ít nhập từ các nước khác trên thế giới thì không ai chối bỏ rằng, đa phần thực phẩm không an toàn tại Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoặc nhập trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hóa chất từ nước này mà nông dân, nhà buôn Việt Nam sử dụng cho thực phẩm tại Việt Nam.
Trong một công văn của Bộ Tài chính gửi Bộ Công thương về tình hình hoạt động các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, trong giai đoạn 2013 – 2018, chỉ tính riêng qua các cửa khẩu biên giới đất liền, Việt Nam đã nhập siêu lên tới 150 tỷ USD từ Trung Quốc. Đó là còn chưa tính đến hàng tỷ USD từ xuất nhập khẩu tiểu ngạch/lối mở biên giới, buôn lậu hàng hóa qua biên giới.
Cơ cấu xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn là cao su và các sản phẩm từ cao su, nông sản, gỗ ván bóc và một số mặt hàng khác. Trong khi đó, mặt hàng Việt Nam nhập từ Trung Quốc chủ yếu gồm máy móc thiết bị, điện năng, phân bón các loại, than cốc, nguyên liệu lá thuốc lá, trái cây tươi và một số mặt hàng khác.
Đi cùng với thói quen ăn nhậu của người Việt, Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ nội tạng gia súc lớn nhất thế giới với khoảng 288 tấn nội tạng được tiêu thụ mỗi tháng. Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2018 lượng phụ phẩm gia súc (heo, bò, trâu) sau giết mổ sống nhập khẩu là 22.831 tấn, trị giá hơn 23 triệu USD. Tính ra giá phụ phẩm gia súc nhập khẩu chỉ hơn 1 USD/kg và mỗi tháng người Việt tiêu thụ gần 4.000 tấn phụ phẩm gia súc các loại.
Thử hỏi ở đâu có nhiều quán nhậu hơn Việt Nam khi ra đầu ngõ đã gặp và gần đây, câu nói: “Đầu ngõ mới có lò ung thư” dường như đã thành câu cửa miệng khi nói về một quán nhậu mới mở.
Với thực phẩm, phụ gia giá rẻ chỉ bằng 1/4 đến 1/3 giá trong nước, phụ phẩm gia súc và nội tạng động vật ngoại nhập đang ngày càng lấn sân trong bàn nhậu bình dân Việt Nam, nói không ngoa đó là nơi có hơn 80% dân nhậu của Việt Nam ghé đến hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần và lượng quán nhậu cũng mọc lên tương xứng.
Những quán nhậu với các món đặc sản đồng quê như gà quê, cá lóc đồng, ếch mương… mọc lên nhan nhản với nguồn cung gà công nghiệp từ các trang trại, cá lóc nuôi với giá rẻ bằng 55 – 60% giá cá lóc đồng… Và đương nhiên được nuôi bằng bột tăng trọng của Trung Quốc. Người ta thi nhau đến quán nhậu để bàn về công việc, để hâm nóng tình cảm anh em, bạn bè, để tạo quan hệ… gần như mọi mục đích trong giao tiếp đều được mang đến quán nhậu để giải quyết và không biết tiến trình quan hệ đi đến đâu nhưng những mầm mống đầu tiên của ung thư được đưa vào cơ thể của mỗi khách nhậu: mồi nhậu bẩn, bia giả, gái hư, trai đểu… quán nhậu đều có thể đáp ứng.
Nhậu đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Việt Nam, là một trong những cái lò ung thư của xã hội, giúp “thanh lọc xã hội” bằng cách châm ngòi các cuộc đánh nhau thậm chí tước đoạt tính mạng người khác chỉ vì chuyện không đâu, hay nói cách khác nhậu giúp nâng cao tỷ lệ “thọ tử”. Vậy nhưng vai trò của quán nhậu không chỉ dừng lại ở đó, quán nhậu còn là trong trong những nơi nhiều cương lĩnh, chính sách được thông qua một cách cực kì ngoạn mục: việc nhân sự xã giảm bớt, tích hợp quyền của bí thư xã và chủ tịch xã, những bài hát đoàn đội, hội ca… được lan truyền mà không gây mất đoàn kết nội bộ.
Và nhân nhậu, việc ông tổng bí thư được giới thiệu là nhân sự lên làm chủ tịch nước, việc các trang báo thi nhau dẫn lời ông này ông nọ rằng việc này là hợp lý, là chân lý, là bước tiến tất yếu trong quá trình phát triển của đảng cầm quyền cũng giống như Trung Quốc, Lào, Cuba… một lần nữa được mang ra làm mồi (cũng là một loại thực phẩm rất đậm ung thư chất).
Những khách nhậu dùng dĩa trưng mồi bằng các bài báo, bằng các ý kiến cá nhân, lý luận của anh khách nhậu, để đến một kết luận bàn nhậu mình nhiều mồi quá, tích hợp đủ mồi từ hải sản, lòng lợn nướng uống bia, cá nướng uống rượu gạo cho đến “tri đức nhân loại…. một lúc nào đó cũng ung thư thôi, thì đủ kiểu hóa chất độc hại vô người sao tránh khỏi.
Thôi thì bàn nhậu ung thư một, mồi bàn nhậu gây ra ung thư mười, mà mồi càng nhiều loại, càng trộn xàm cho phong phú thì càng gây ung thư… Có chăng mấy ông nhạc sĩ thích bưng bô có bài ca cho anh hùng trên bàn nhậu, cho cô chủ quán thống trị nhậu thôn, xã, phường, thành phố, quốc gia… Và các bác cứ a vô nhậu để nhanh thuộc ca khúc mới với những ca từ bất hủ thay thế cho “đêm qua em mơ gặp bác Hồ…”, có lẽ nay mai, người lớn sẽ lẩm nhẩm: “Sáng nay mong gặp bác T.”. Biết đâu đấy, một vài nghề cũ lại có dịp lên ngôi.
Bài bình luận gần đây