You are here

Những cơn sóng trào (tiếp theo)

Ảnh của nguyenvubinh

     …

     Xin được trích dẫn hai câu chuyện về người dân bị giải tỏa đất ở Thủ Thiêm đăng trên facebook Trương Châu Hữu Danh  ngày 15/5, và ngày 16/5 vừa qua, đó là những câu chuyện hết sức đau đớn.

     Câu chuyện đăng ngày 15/5

     - Nhà của cô lúc đó bao nhiêu mét?
     - 33m5. Họ nói đền 45 triệu. Tôi không chịu họ đem lực lượng ì xèo hàng trăm người tới đập phá dỡ nát hết ráo trọi (cười)
Mà tôi không có gì ráo, chỉ có cái cối xay bột thôi. Chứ nhà hổng có gì ráo trọi.

     - Mình làm nghề gì lúc đó?
     - Xay bột (cười)

     - Rồi bây giờ cô làm nghề gì?
     - Lượm ve chai (cười)

     - Một ngày mình kiếm khoảng bao nhiêu tiền cô?
     - Vài chục đồng bạc chứ đâu có nữa... (cười)

     - Rồi bốn mươi mấy triệu cô nhận chưa?
     - Chưa. Hổng nhận đồng nào hết.

     - Bốn mươi mấy triệu họ kêu mình nhận làm gì cô?
     - Ai biết nè. Họ nói đền cái nhà 45 triệu nhưng tôi không nhận.

     - Nếu 45 triệu mình nhận chắc sống được nửa năm...
     - Trời ơi, mua một lỗ đất chôn tôi cũng không đủ nữa...

     - Cô tên gì ạ?
     - Tôi là Nguyễn Thị Thập, sinh 1952.

     - Mình lượm ve chai bao nhiêu năm rồi cô?
     - Hai năm. Hồi tôi mới về có con nhỏ uốn tóc thuê chung, nó mướn phía trước tôi lấy 1,5 triệu mỗi tháng để sống.
Nó ra đi tôi đói quá nên phải làm bậy bạ kiếm sống. (Cười)

     - Bây giờ cô buồn là chỉ cười hả cô?
     - Hồi đó khóc chứ bây giờ đâu còn nước mắt nữa mà khóc (cười).
Hồi mới khóc và bệnh dữ lắm (cười)

     Cụ bà 85 tuổi và con chó tá túc gầm cầu thang(câu chuyện đăng ngày 16/5)
     ...
     Mình ở đây hả cô?
     - Dạ

     Rồi nước nôi vệ sinh sao cô?
     - Thì người ta thương người ta cho xài

     Ngày xưa mình ở sao cô?
     - Hồi xưa tôi ở bến phà Thủ Thiêm. Ở với cháu. Rồi bị giải toả. Rồi tôi ở cầu thang.
     Tối tôi ngủ với con chó. Tôi nuôi mười mấy năm rồi. Giờ nó bị cườm mắt tôi nhỏ thuốc cho nó mỗi ngày. Tội nó lắm.

     Cô tên gì ạ? 
     - Tôi tên Trần Thị Ái Hương, 85 tuổi.

     Mình ở cầu thang có ai đuổi mình không?
     - Dạ không

     Con thấy có nhiều nhà trống quá, mình không xin vào ở được hả cô? 
     - Người ta không cho ở. Trước có nhà trống tôi dọn vô ở. Nhà dọn dẹp mấy ngày mới sạch sẽ. Tôi ở được mấy ngày, tôi đi        bán vé số ở nhà người ta dán giấy nếu không dọn ra người ta sẽ hàn cửa lại...

     Mấy ngày được ngủ trong nhà cô ngủ ngon không?
     - Dạ thì ngon hơn. Sạch sẽ hơn.

     Cô và con chó sống dưới gầm cầu thang bao nhiêu năm rồi cô?
     - Dạ đã 7, 8 năm rồi. Nó sống với tôi từ hồi chưa giải toả. Mẹ nó đẻ mỗi mình nó. Mẹ nó chết rồi nó ở với tôi. Nó khôn lắm.

     Mỗi ngày đi bán vé số cô đi bao nhiêu cây số?
     - Dạ cũng sáu, bảy cây số. Đi lòng vòng ở đây.

     Mình ở gầm cầu thang cán bộ có đuổi mình đi không cô?
     - Họ cho ở gầm cầu thang. Họ không đuổi.

     Cũng với những vụ việc cưỡng chế, giải tỏa đất ở Văn Giang, Dương Nội và Đồng Tâm, vụ việc Thủ Thiêm cũng là điển hình cho tình trạng cướp đất đang lan tràn ở khắp Việt Nam. Như đã đề cập trong nhiều bài viết trước, việc cướp đất của các quan chức hiện nay dựa trên hai công cụ chính: luật sở hữu đất đai toàn dân và các chương trình, dự án quy hoạch phát triển khu đô thị, khu công nghiệp của các địa phương. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới thảm cảnh người dân bị cướp đất, mất đất và trở thành dân oan. Nhưng sự phẫn nộ của người dân lại đến từ những hành vi, những hoạt động vô pháp vô thiên của nhà cầm quyền các cấp. Quá trình tìm hiểu các vụ cướp đất nổi cộm như Đồng Tâm, Thủ Thiêm… có thể cho chúng ta thấy ba vấn nạn không thể khắc phục liên quan tới guồng quay cướp đất.

     - Thứ nhất, các vụ việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, xây dựng đô thị, khu công nghiệp phần lớn không theo các thủ tục, trình tự pháp luật, thậm chí ngang nhiên vi phạm pháp luật. Vụ việc thủ Thiêm đã nêu ở trên về việc vi phạm quy hoạch gốc, việc chiếm dụng đất tái định cư, việc giải tỏa những nơi không được phép giải tỏa. Vụ việc Đồng Tâm cũng có tính chất tương tự. Đất quốc phòng theo luật định sau 30 năm không sử dụng phải trả lại cho người dân canh tác. Đó là số đất 47,36 ha người dân Đồng Tâm giao cho nhà nước để làm sân bay Miếu Môn. Quân đội đã chuyển số đất đó cho công ty Viettel, người dân chưa thắc mắc. Thành phố Hà Nội còn định chiếm luôn diện tích đất 59 ha bên cạnh, nhập nhằng nói rằng đất quốc phòng mà không đưa ra, không chứng minh được nguồn gốc đất. Ngoài hai dự án lớn này, rất nhiều dự án, khi đưa lý do thu hồi đất là để xây dưng dự án, nhưng chỉ sau khi thu hồi đất, các chủ đầu tư đã phân lô bán nền ngay, hoàn toàn không thực hiện theo các dự án đã được địa phương hoạch định và phê duyệt. Như vậy, những việc làm của các cấp thẩm quyền đã chứng minh hoàn toàn điều mà người dân đang phẫn nộ: cướp đất….

     (còn nữa)

Hà nội, ngày 23/5/2018

N.V.B