You are here

Tìm hiểu hiện tình phong trào dân chủ Việt Nam - tiếp theo (Nội dung gỡ băng cuộc phỏng vấn livetream)

Ảnh của nguyenvubinh

       .....

       Chị Thanh Tâm: Vừa rồi nhà báo có đề cập đến việc đấu tranh để thay đổi chế độ. Ai cũng biết chế độ hiện giờ đang cai trị đất nước Việt Nam đó chính là chế độ cộng sản. Khi nói tới đấu tranh để thay đổi chế độ thì xin mời nhà báo có thể nói rõ hơn về vấn đề này không?

       Nhà báo Nguyễn Vũ Bình: Để mà đấu tranh thay đổi chế độ, thì trước hết chúng ta cần phải hiểu được, chế độ cộng sản này nó là cái gì? nó như thế nào, và quy luật của nó ra sao? Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp. Hiểu chế độ cộng sản này, nó có vô vàn tầng mức để hiểu. Người thì hiểu nó ở khía cạnh này, người thì hiểu nó khía cạnh kia. Người cao hơn một chút thì hiểu thêm khía cạnh nữa. Nhưng tổng hợp lại thì nó là một vấn đề rất khó. Bởi vì chúng ta thấy, trong phong trào dân chủ, hoặc trong nhân dân cũng vậy, khi nói tới chế độ cộng sản này, nó không có sự thống nhất, hầu như cãi nhau suốt. Bởi vì người ta không hiểu bản chất của nó, mỗi người chỉ nhìn một góc độ, người này tâm huyết góc độ này, người kia tâm huyết góc độ kia nên cãi nhau chỗ đó. Ví dụ: có người nói thế này, chế độ cộng sản Việt Nam, đã có công này công kia, chỉ đến khi đổi mới, mới tha hóa biến chất. Có người nói, từ năm 75 tới giờ, có người lại nói, quá hơn một tý… nhưng cuối cùng nó là cái gì thì không ai nói ra được? Tôi đã phải mất rất nhiều thời gian, và nghiên cứu rất kỹ thì tôi mới có một hiểu biết, có thể nói tạm gọi là trọn vẹn, tương đối là trọn vẹn về chế độ cộng sản nói chung và cộng sản Việt Nam nói riêng. Cái đặc điểm của các chế độ cộng sản là những mục tiêu họ nói ra bên ngoài rất tốt đẹp, nhưng những thực tế diễn ra lại không tốt đẹp và nó ngược lại với những lời nói đó. Cho nên chúng ta cứ ca ngợi cái câu của ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng tin những gì cộng sản nói, hãy xem những gì cộng sản làm”.

       Qua một quá trình nghiên cứu, tôi thấy như thế này. Chế độ cộng sản có một sự chuẩn bị rất chu đáo, rất là bài bản và nó có nghệ thuật trong việc cai trị của nó. Muốn hiểu được chế độ cộng sản, thì chúng ta phải hiểu mục tiêu, đầu tiên chúng ta phải hiểu mục tiêu của chế độ cộng sản này đã… mục tiêu thật ấy. Nếu chúng ta không hiểu mục tiêu của nó, chúng ta không thể hiểu được nó. Và từ cái mục tiêu này, chúng ta mới tìm ra cách thức người ta làm, phương pháp của họ. Mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản, không phải cái mà chúng ta vẫn đọc, vẫn được tuyên truyền mà mục tiêu chính của chế độ cộng sản là thống trị con người. Mục tiêu cao nhất của họ là thống trị nhân loại. Từng các quốc gia là thống trị nhân dân các quốc gia, và sau đó là thống trị nhân loại. Họ làm như thế nào? Đầu tiên người ta đặt vấn đề cướp được chính quyền, sau đó người ta áp đặt một cơ chế, bộ máy để người ta cai trị. Việc cướp chính quyền bằng nhiều cách và các quốc gia nó diễn ra khác nhau, nhưng còn cái áp đặt toàn bộ cái cơ chế, cái guồng máy của các nhà nước cộng sản thì nó giống nhau. Cái quan trọng nhất để cơ chế, bộ máy của cộng sản hoạt động là phải triệt tiêu được tinh thần phản kháng của người dân. Nếu muốn thống trị phải triệt tiêu được cái đó (tinh thần phản kháng). Người ta đã tìm ra cách, đó là triệt tiêu tinh thần phản kháng, khả năng phản kháng của người dân. Muốn triệt tiêu tinh thần phản kháng, khả năng phản kháng của người dân họ làm như thế nào? Họ có ba trụ cột chính sách để họ thực hiện việc triệt tiêu tinh thần, khả năng phản kháng của người dân.

       Trụ cột thứ nhất là gieo rắc sự sợ hãi, giết, tất cả ngay từ đầu khi cộng sản xuất hiện, chúng ta thấy việc giết kinh khủng đến mức độ nào. Tức là bất kể ai đối lập, không đi theo tinh thần chủ nghĩa của họ là giết tất cả. Các đảng phái khác cũng giết hết… giết rất là nhiều, người dân sợ, rất sợ, người ta chưa từng thấy cảnh như thế bao giờ.

       Trụ cột chính sách thứ hai là áp đặt sự lệ thuộc. Sợ rồi vẫn chưa đủ, cần để người dân lệ thuộc vào nhà cầm quyền. Áp đặt sự lệ thuộc bằng cách, thứ nhất là bần cùng hóa nhân dân, tức là không còn cái gì đã. Người ta làm cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản miền bắc, cải tạo tư sản miền nam. Cải cách ruộng đất tức là cướp đất của người dân có ruộng và nói là địa chủ, giàu có. Có người giàu, có người không giàu, nhưng của người ta đang bình thường cướp hết đã… cho người dân thành bần cố nông, không có gì đã. Bên công nghiệp cũng vậy, cải tạo tư sản ở miền bắc và sau này miền nam. Người ta đến người ta thu nhà máy, xí nghiệp, công ty… thu hết, đang làm người chủ, cuối cùng còn không được bằng công nhân, vì bị phân biệt đối xử. Như vậy, bước đầu tiên là bần cùng hóa người dân. Bước thứ hai là cho người dân vào hợp tác xã, vào các công ty, xí nghiệp của nhà nước. Hai bước này là bắt đầu đánh vào dạ dày, và mọi chế độ tem phiếu, vv… Như vậy, họ đã tạo ra được sự lệ thuộc của người dân vào nhà nước, chế độ.

       Trụ cột chính sách thứ ba: kiểm soát tư tưởng của người dân. Họ có các cơ quan, nhưng cái đó chỉ là phần phụ, mà người ta tạo ra cơ chế để người dân kiểm soát tư tưởng của nhau. Ông này có tư tưởng, có ý khác là người dân báo lên trên, đó mới là cái nghệ thuật của người ta chỗ đó, tức là cái kiểm soát cao nhất là để tự người dân kiểm soát lẫn nhau. Khi người ta vừa có ý nghĩ, nói ra mới hôm trước, hôm sau cơ quan chức năng đã biết… nên người ta rất sợ, và không còn dám nghĩ tới nữa.

       Với ba cái trụ cột chính sách này nó vận hành, nước nào cũng như nước nào. Liên Xô cũng như Đức, Đức cũng như Trung Quốc, Trung Quốc cũng như Việt Nam giống nhau, không có nước nào khác cả. Cơ chế vận hành một thời gian, người dân gần như bị triệt tiêu hết cái tinh thần, và khả năng phản kháng thì gần như không còn, thế là người ta muốn làm gì thì người ta làm. Đấy là lúc ấy người ta đã lập, đã áp đặt được sự thống trị người dân. Đây nó gọi là một nghệ thuật trong việc cai trị. Cộng sản đã đạt đến mức nghệ thuật trong sư cai trị.

       Nhưng nếu muốn vận hành một guồng máy lớn như vậy, để bảo đảm những yêu cầu của chế độ đặt ra, thì hệ thống của nó phải khổng lồ, cần huy động rất nhiều người mới làm được việc này. Khi người dân bị ép phải vào hợp tác xã, xí nghiệp, nhà máy thì họ không thể làm việc có hiệu quả được. Chúng ta biết kinh tế kế hoạch hóa là không có hiệu quả. Cuối cùng, nền kinh tế không tạo ra của cải vật chất. Bộ máy thì khổng lồ, nền kinh tế không tạo ra của cải vật chất thì nguồn lực nhà nước ngày càng cạn kiệt đi. Chế độ cộng sản có một điểm như thế, nó rất ghê gớm về phương diện thống trị, phương diện cai trị và về việc quản lý xã hội theo ý đồ của họ nhưng lại không sản xuất ra được của cải vật chất. Không sản xuất ra nhưng hệ thống quá lớn, lại tiêu dùng, phá, nên nguồn lực đổ vào đó khủng khiếp và đến lúc phải cạn kiệt. Không có một đất nước cộng sản nào chịu nổi việc này, Liên Xô trước đây tan tành cũng chỉ vì cạn kiệt nguồn lực. Như vậy, chúng ta cần hiểu chế độ cộng sản, nó có một hệ thống mà nó tự hoạt động theo một guồng quay, cơ chế chứ không phụ thuộc vào cá nhân hoặc lớp người nào, ai lên, ai tham gia vào guồng máy đều sẽ như vậy. Chính vì vậy, chúng ta cần thay đổi là thay đổi cái cơ chế này. Mặt khác chúng ta cần hiểu quy luật của các chế độ cộng sản, đó là quy luật tự sụp đổ, chúng ta có thực tế Liên Xô, Đông Âu, do cạn kiệt nguồn lực và sức nặng của hệ thống…

       (còn nữa)

Hà Nội, ngày 21/11/2017

N.V.B