You are here

Các chế độ độc tài đang theo dõi. Không phải ai cũng vui mừng

TVN24 – Lê Diễn Đức dịch
 

Ảnh: EPA
 
Sudan chúc mừng "chiến thắng của cuộc cách mạng". Còn Trung Quốc cảnh báo về sự bất ổn trong nước, nhưng không dành nhiều chú ý tới Ai Cập. Iran làm nhiễu sóng truyền hình của BBC phát về các sự kiện diễn ra trên sông Nile sau khi lật đổ Mubarak. Nhà độc tài của Yemen triệu tập cuộc họp bất thường với các chỉ huy quân đội.
 
Nhiều quốc gia có ít điểm chung với nền dân chủ đang lo ngại về tác động của cuộc cách mạng đường phố thành công tại quốc gia Ả Rập lớn nhất.
 
Sudan vui mừng về mặt chính thức
 
Chính quyền Sudan đã chúc mừng "chiến thắng của cuộc cách mạng ở Ai Cập" và cam kết "hỗ trợ vô điều kiện" cho nhân dân Ai Cập. - Lãnh đạo của nước Cộng hoà Sudan chúc mừng Ai Cập thực hiện những ước vọng của mình và sự chiến thắng của cuộc cách mạng – Đó là nội dung tuyên bố vào giữa đêm được hãng thông tấn nhà nước Sudan Suna đưa ra.
 
Ngay sau khi Tổng thống Mubarak công bố từ chức, Bộ Ngoại giao Sudan cho biết trong một tuyên bố rằng "Sudan chấp nhận và tôn trọng sự lựa chọn và ý chí của người dân Ai Cập muốn thực hiện nguyện vọng chính đáng của họ đối với nhân phẩm và tự do, ổn định và hòa bình".
 
Trong thực tế, các nhà chức trách ở Khartoum đã từng dập tắt các cuộc biểu tình lẻ tẻ đòi hỏi thay đổi trong những tuần gần đây, cho đến nay vẫn im lặng về các sự kiện đang diễn ra tại nước láng giềng Ai Cập. Các quan chức cao cấp của Sudan cho rằng họ không sợ các cuộc biểu tình quần chúng như ở Ai Cập và Tunisia, và nhận định những cuộc biểu tình được tổ chức tại các quốc gia này là "bất hợp pháp" – Hãng thông tấn Pháp AFP nhấn mạnh.
 
Không đáng chú ý
 
Đối với các sự kiện tại Ai Cập, truyền thông Trung Quốc đưa tin gọi là cho có. Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc chỉ nêu một tư liệu ngắn nói về sự sụp đổ của Mubarak, còn nhật báo chính tiếng Hoa của nước này đề cập đến nó chỉ trên trang thứ ba.
 
Nhật báo nhà nước xuất bản bằng tiếng Anh “China Daily” gọi sự từ chức của Mubarak là “sự kiện đặc biệt”, tuy nhiên cảnh báo rằng, sự ổn định xã hội phải là quan trọng hàng đầu. - Bất kỳ thay đổi chính trị nào cũng trở nên vô nghĩa nếu các quốc gia cuối cùng rơi vào hỗn loạn – Bài xã luận của biên tập viết.
 
Tờ nhật báo cũng lưu ý rằng sự suy thoái tình hình ở Ai Cập là "một cơn ác mộng" không chỉ cho 80 triệu người sống ở đó, nhưng cũng có thể đe dọa sự ổn định và xáo trộn hòa bình trong khu vực.
 
Trên các trang web Trung Quốc người ta đã sử dụng biện pháp những hạn chế bình luận  về tình trạng bất ổn ở Ai Cập. Trang web phổ biến của Trung Quốc Sina.com hoạt động tương tự như Twitter, thông báo cho người sử dụng tìm kiếm thông tin về Ai Cập rằng không thể hiển thị các yêu cầu vì những lý do không xác định của pháp luật.
 
Trung Quốc không muốn nhìn nhận sự thay đổi chính trị mạnh mẽ ở bên ngoài vì sợ rằng nó sẽ đặt sự hoạt động của chính quyền Bắc Kinh trong một ánh sáng xấu, và chúng là kết quả của những nỗ lực của phương Tây nhằm lật đổ các chính phủ nước ngoài – Hãng tin Reuters viết.
 
Tốt hơn là không biết
 
Sự lật đổ Mubarak cũng đã gây phản ứng ở Iran. Cho đến nay, Tehran đã bày tỏ sự ủng hộ những người biểu tình, hài lòng với hành động của họ và nhìn thấy ở họ một sự tiếp nối của cuộc cách mạng Iran năm 1979. Tuy nhiên, với sự thành công lật đổ Mubarak, Tehran đã thay đổi thái độ.
 
-  Chương trình phát sóng BBC bằng tiếng Farsi bị chặn bởi chính quyền Iran - Đài truyền hình vệ tinh của Anh cho biết.- Các chuyên viên kỹ thuật của trạm vệ tinh đã cho hay Iran là nguồn làm nhiễu sóng - Trạm vệ tin thông báo trong ngày thứ Sáu. BBC nghi ngờ rằng, những động thái này có liên quan đến diễn tiến của các cuộc biểu tình tại Ai Cập. Lý do thứ hai là qua chương trình tương tác của đài BBC, người xem ở Iran và Ai Cập có thể trao đổi về tình hình khó khăn trong giai đoạn cuối.
 
Phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs nói ngăn chặn các chương trình truyền hình cho thấy nỗi lo sợ  mà chính phủ Iran cảm thấy trước người dân của họ. Ông cũng kêu gọi Tehran để đảm bảo quyền tự do biểu tình, hội họp và ngôn luận của công dân mình giống như hình thức của Ai Cập.
 
Sự chờ đợi của cơn bão
 
Mặc dù sự lây lan của cuộc biểu tình chống chính phủ tại Yemen, lấy cảm hứng từ các sự kiện tại Tunisia và Ai Cập, các nhà chức trách nói rằng họ tôn trọng sự lựa chọn của người dân Ai Cập. Hãng tin nhà nước Saba nói chính phủ Yemen tự tin rằng Hội đồng quân sự tối cao Ai Cập có đủ khả năng quản lý các công việc của một đất nước đang chuyển đổi.
 
Trong cả nước  Yemen hôm thứ Sáu dân chúng hân hoan tổ chức chào mừng sự ra đi Mubarak. Tối hôm đó, Tổng thống Ymen Ali Abdallah Salah triệu tập cuộc họp đột xuất với các nhà lãnh đạo chính trị và các chỉ huy quân đội, nhưng không cho biết về những gì họ đã bàn bạc.
 
Salah, nhà độc tài cai trị ở Yemen đã 32 năm và là một trong những đồng minh then chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống Al-Qaeda, để ngăn chặn tình trạng bất ổn tại nước mình, ông đã hứa trong tuần trước sẽ từ chức vào cuối nhiệm kỳ vào năm 2013. Phe đối lập cho đến nay vẫn chưa trả lời kêu gọi của ông về việc tham gia một chính phủ đoàn kết quốc gia. ■
(Nguồn: Dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan, đài truyền hình tin tức Ba Lan TVN24, ngày 12/02/2011.)
 

* Đây là trang blog cá nhân của Lê Diễn Đức. Nội dung các bài viết không phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do RFA.

 

Bài bình luận

Thế giới thay đổi, khái niệm về „cách mạng” cũng thay đổi. Ví dụ Ai cập : Dân tình xuống đường biểu tình, sau 18 ngày Mubarak sau 30 năm cầm quyền (từ năm 1981, chế độ thân Mỹ và hòa hoãn với Izrael) tuyên bố từ chức, quyền hành lại được chuyển vào tay quân đội (quân đội Ai cập luôn là 1 nhà nước riêng trong nhà nước, có hệ thống nhà bank, bệnh viện, bảo hiểm riêng của mình và được Mỹ tài trợ hàng năm). Người lên thay Mubarak chắc chắn sẽ là 1 người cũng từ giới quân đội này mà ra và rồi cũng sẽ bất lực và các cuộc „cách mạng” khác lại tiếp tục. Vì sao? Nguyên nhân chính mà dân Ai Cập xuống đường là vấn đề kinh tế : - Sự bùng nổ dân số : nếu năm 1950 Ai cập có 20 triệu dân, năm 2000 là 60 triệu và năm 2010 đã là gần 80triệu. - Sản lượng lương thực làm ra trên thế giới thì không thay đổi  số lương thực / đầu người giảm, gần 40% số dân sống với thu nhập thấp hơn 1,5$/ngày. Đó chính là nhửng nguyên nhân sâu xa của các cuộc biểu tình ở Aicập. Thêm nữa: từ năm 1992 sản lượng dầu được khai thác ở Ai Cập bắt đầu giảm vì cạn nguồn (Peak Oil)( giảm nguồn ngoại tệ để nhập lương thực thực phẩm…). Hiện nay Ai cập không còn là nước xuất khẩu dầu mà sản lượng khai thác được chỉ đủ cho nhu cầu trong nước mà thậm chí sẽ còn phải nhập thêm từ nước ngoài. Trong khi trữ lượng dầu trên toàn thế giới giảm một cách nhanh chóng -sẽ không có để mà nhập. Cuộc khủng hoảng dầu hỏa trên toàn thế giới sẽ dẫn tới tăng giá các loại nguyên vật liệu sản xuất  nền sản xuất lương thực thực phẩm trên toàn cầu sẽ bị suy giảm theo. Tóm lại một công thức hoàn hảo cho các cuộc „cách mạng” ngày nay : - bùng nổ dân số - du lịch suy giảm (giá vé máy bay tăng vì khủng hoảng dầu) - thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa giảm - tăng giá lương thực thực phẩm. Còn nếu nước nào có khả năng kìm hãm được các cuộc „cách mạng” này thì may ra cũng chỉ một vài năm, và nó sẽ quay lại với cường độ còn mãnh liệt hơn. Máu sẽ còn đổ nhiều trên các đường phố, hồi sau sẽ thấy.

Ở Việt Nam,nhân dân rất quan tâm và vui mừng vì sự kiện này!

Hy vọng ngày đó không xa,người VN đã mong chờ quá lâu rồi.