2/ Những yếu tố thuận lợi trợ giúp người dân
Người dân khởi kiện công ty Formosa để đòi quyền lợi chính đáng giai đoạn hiện nay có rất nhiều yếu tố thuận lợi hỗ trợ.
+ Lực lượng đầu tiên ủng hộ bà con khởi kiện Formosa, đó là những người thân, bà con họ hàng, đồng hương của người dân miền trung ở khắp mọi miền đất nước, ở hải ngoại. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của họ, đôi khi chỉ đơn thuần là chia sẻ trên mạng xã hội hình ảnh đấu tranh của bà con, các cuộc biểu tình, hình ảnh của người dân bị khổ sở, đàn áp...có thể có những người đang trong guồng máy của chế độ, họ sẽ chỉ lơ là nhiệm vụ hoặc trợ giúp ngầm theo cách của họ..vv
+ Phần lớn những người khởi kiện là bà con giáo dân Công giáo, ngoài gia đình, người thân của họ, thì đó là sự ủng hộ tinh thần của hơn 6 triệu người công giáo trên toàn quốc, và tuy còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng giáo hội Công giáo Việt nam cũng sẽ phải có tiếng nói ủng hộ giáo dân khi có sự đàn áp xảy ra. Không những vậy, một giáo hội Công giáo với 1,2 tỷ người trên thế giới luôn là chỗ dựa tinh thần, và sự can thiệp kịp thời, hiệu quả khi giáo dân bị đàn áp số đông.
+ Cộng đồng mạng xã hội, những người có tư tưởng tiến bộ, đứng về nhân dân, đứng về lẽ phải. Chúng ta biết rằng, ngoại trừ những nick ảo, người có hai hoặc nhiều nick facebooks, thì số còn lại khoảng gần 20 triệu người dùng facebooks. Trong số này, có đến 70-80% là những người có tư tưởng tiến bộ, dù ít dù nhiều họ đứng về phía nhân dân, ủng hộ lẽ phải. Những người này chắc chắn sẽ ủng hộ cuộc đấu tranh, khởi kiện Formosa đòi hỏi quyền lợi chính đáng của người dân. Bên trong công đồng mạng này, là lực lượng của phong trào dân chủ, với các thành phần đa dạng trong và ngoài nước. Với tính chất công khai hóa của mạng xã hội, và lực lượng phản biện hùng hậu như vậy, mọi âm mưu, thủ đoạn, sự dối trá, bịp bợm của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam áp dụng với người dân khởi kiện đều bị bóc trần, phân tích và phản biện triệt để. Cộng đồng mạng còn là chỗ dựa tinh thần, động viên khuyến khích bà con đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình.
3/ Những vấn đề nan giải đối với nhà cầm quyền Việt Nam trong xử lý vụ việc
Để hiểu rõ hơn sự nan giải đối với nhà cầm quyền Việt Nam trong xử lý vụ việc chúng ta cần hiểu được nguyên nhân, phong cách và cách thức ứng xử của nhà cầm quyền Việt nam đối với người dân. Chúng ta biết rằng, từ trước tới nay, nhà cầm quyền Việt Nam chưa bao giờ quan tâm tới đời sống, cuộc sống của người dân. Tất cả những việc họ làm, chỉ nhằm mục đích duy trì sự độc quyền lãnh đạo để thống trị người dân. Trong hành trình ấy, việc xây dựng thêm những nhà máy, xí nghiệp để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường là phổ biến, họ chưa bao giờ quan tâm tới việc xử lý môi trường. Khắp cả nước, tất cả các tỉnh thành đều xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, các con sông đều bị ô nhiễm khủng khiếp trở thành những dòng sông chết. Với thái độ và ứng xử như vậy, việc xảy ra ô nhiễm môi trường biển miền trung là diễn biến hoàn toàn tự nhiên. Nhưng có hai vấn đề mà nhà cầm quyền Việt nam đã không tiên liệu được. Đó là thảm họa môi trường biển miền trung quá khủng khiếp về mức độ, tác hại và di họa vô cùng lớn, làm cả vùng biển 500-700 km bờ biển cá chết, hệ sinh thái biển bị hủy diệt. Hậu quả khủng khiếp của thảm họa biển miền trung là điều đầu tiên họ không nghĩ tới. Vấn đề thứ hai, quan trọng không kém là sự phát triển của hệ thống Internet và mạng xã hội, khiến cho toàn bộ sự bưng bít, bao che, dối trá và bịp bợm của họ không còn đất diễn. Tất cả đều bị phơi bày dưới ánh sáng của cộng đồng mạng xã hội.
Khi sự việc xảy ra, chính vì không bao giờ quan tâm tới quyền lợi người dân mà nhà cầm quyền Việt nam có cách ứng xử bưng bít, bao che, bịp bợm và trịch thượng như vậy. Trong lịch sử, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chưa bao giờ giải quyết quyền lợi của người dân một cách công bằng, công khai, minh bạch và triệt để. Vụ việc thảm họa môi trường biển miền trung cũng vậy, nhà cầm quyền Việt Nam cũng chỉ giải quyết theo thông lệ: bưng bít, bao che, bịp bợm và ban ơn. Tuy nhiên, sự việc lần này hoàn toàn khác trước. Quá nhiều người dân rơi vào thảm cảnh không công ăn việc làm, không thu nhập và sự tồn tại, tồn vong của họ đã hiển hiện trước mắt. Họ không còn gì để mất và sự vùng dậy của người dân là điều hoàn toàn có thể hiểu, và đó cũng là điều hợp lý, hợp lẽ.
Năm 2008, người viết bài này có một bài viết nhan đề “Tương lai nào cho phong trào dân chủ Việt Nam”. Trong bài viết có phân tích về ước muốn và mong muốn của người dân. Vào thời điểm đó, phần lớn người dân đều mong ước có sự thay đổi, nhưng đó là mong ước, chưa gắn với cuộc sống thực của họ, bởi vì ít nhiều họ vẫn còn duy trì được cuộc sống của họ. Nhưng thời điểm hiện nay, với người dân các tỉnh miền trung đã hoàn toàn trắng tay sau thảm họa môi trường biển, thì người dân mới thực sự mong muốn (không còn là mong ước nữa) một sự thay đổi. Mong muốn sự thay đổi mới là khát vọng trực tiếp của người dân, mới là động lực để người dân vùng dậy đòi quyền lợi chính đáng của mình, và xa hơn nữa, quyền con người, quyền tự do cho cá nhân và dân chủ cho toàn xã hội./.
Hà nội, ngày 17/10/2016
N.V.B
Bài bình luận gần đây