Tin ông Vũ Đức Thuận nguyên Tổng giám đốc PVC bị khởi tố và bắt giam hoàn toàn không là điều bất ngờ. Nếu như bạn đọc hiểu rằng "Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng muốn dùng vụ việc Trịnh Xuân Thanh để tạo ngòi nổ trong việc thanh trừng các thành phần thân Mỹ trong ban lãnh đạo Đảng CSVN còn lại sau Đại Hội Đảng 12. Mà trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng, một cái gai trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng lâu nay. Để tấn công ông Đinh La Thăng, thì trước hết phải xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh để lấy cớ "thịt" tiếp ông Vũ Đức Thuận để tạo đà xốc tới, diệt tiếp những kẻ to hơn Đinh La Thăng." như đã giới thiệu trong bài viết gần đây, thì sẽ hiểu toàn cảnh của cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng CSVN trong lúc này.
Ông Vũ Đức Thuận đã cùng với ông Trịnh Xuân Thanh giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) phải chịu trách nhiệm về việc công ty này thua lỗ nặng nề gần 3.500 tỉ đồng. Những người theo dõi vấn đề nội chính, đều thống nhất cho rằng, ông Vũ Đức Thuận lâu nay được mệnh danh là "tay hòm chìa khóa" của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng. Lâu nay, ông Đinh La Thăng nhận chức vụ gì, chuyển đến cương vị mới nào thì đều kéo Vũ Đức Thuận đi theo và 2 nhân vật này luôn luôn như hình với bóng. Mới nhất, tháng 3/2016, khi Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng chuyển vào nhận chức Bí thư Thành ủy TP. HCM, thì lập tức Vũ Đức Thuận được ông Thăng chỉ định đích danh làm phó Chánh Văn phòng Thành ủy kiêm trợ lý cho ông ta.
Có thực Trịnh Xuân Thanh chạy trốn?
Trong khi ông Vũ Đức Thuận bị khởi tố và bắt giam thì, hiện đang có dư luận đồn thổi cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài cùng với vợ và hai cô con gái nuôi và đang định cư ở một nước dân chủ. Thậm chí theo một nhật báo tiếng Việt ở Đức còn tiết lô rằng "Một nguồn tin giấu tên cho biết, hôm thứ năm, ngày 8.9.2016 vừa qua, chính họ đã chứng kiến một chủ doanh nghiệp nổi tiếng – ông L.H.Q, chuyên môi giới đầu tư từ Việt Nam sang Đức đi cùng ông Trịnh Xuân Thanh vào nhà hàng Georg Bräu ở trung tâm Berlin và cùng nhau ăn nhậu ở đây.". Chưa hết, họ còn cho biết thêm rằng "Ngay sau đó, phóng viên Thời báo đã trực tiếp gọi điện thoại phỏng vấn vị doanh nhân này và nhận được câu trả lời ``đúng là tôi có hay đến quán bia mét đó cùng các anh em…" thay vì xác nhận có đi cùng với ông Trịnh Xuân Thanh. Không có chuyện, ông Trịnh Xuân Thanh chạy trốn ra nước ngoài rồi đi uống bia giữa thanh thiên, bạch nhật như thế được.
Trước đó ít ngày, cũng nhật báo này tiết lộ "Theo lời một nhân chứng tiết lộ, trong một cuộc hội ngộ cách đây ít năm ở Berlin, ông (Trịnh Xuân Thanh) ta đã hào hứng thốt lên: "Mời anh em nâng cốc cho thành công của chuyến đầu tư này. Vậy là khu biệt thự trị giá 5 triệu Euro, tức là hơn 100 tỷ VNĐ đã được trao cho ông chủ mới người châu Á.".
Chưa thể khẳng định những thông tin nói trên là chính xác hay không, song việc ông Trịnh Xuân Thanh nắm giữ một khoản tiền do tham nhũng không 5 triệu Euro (hơn 100 tỷ VNĐ) có lẽ là điều không cần phải bàn cãi. Vì với số tiền đó nếu so với số tiền được cho là thua lỗ của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), trong thời gian ông Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch HĐQT - người phải chịu trách nhiệm chính là khoảng 3.500 tỷ đồng. Như vậy chỉ bằng 0,29 % sự thiệt hại trong một vụ tham nhũng, chưa kể đến hàng loạt các vụ việc khác. Điều đó cho thấy các đồn đoán về tiền bạc của ông Trịnh Xuân Thanh là có cơ sở.
Tất nhiên, các tin tức tương tự như thế được báo chí nhà nước đưa ra lúc này, không ngoài mục đích nhằm để buộc Bộ CA truy tố ông Trịnh Xuân Thanh, với tội danh tham nhũng với số tài sản rất lớn tùy theo họ ấn định. Nhất là trong lúc ông Thanh đã bỏ trốn thì ai sẽ thanh minh thay cho ông? Đây là điều hết sức bất lợi cho ông Thanh, nếu quả thật muốn xin tỵ nạn tại một quốc gia thứ 3. Điều đó cho thấy, nếu ông Trịnh Xuân Thanh là một người đủ tỉnh táo và thực sự trong sạch thì bỏ trốn để làm gì?
Nhiều người cho rằng, Trịnh Xuân Thanh không thèm trốn ra nước ngoài mà vẫn ung dung ở trong một Safe House nào đó trong nước nhờ sợ bao bọc của một thế lực đủ mạnh “bảo kê”. Đây là một nhận định đúng. Vì An ninh Việt Nam từ trước đến nay vốn cực kỳ giỏi trong việc theo dõi và giám sát đối tượng. Nhất là vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh là vấn đề lớn, nổi cộm, có ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư yêu cầu làm rõ các sai phạm để xử án điểm, thì làm sao mà thoát được? Nếu như không có sự che chắn.
Mới nhất, Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an trả lời câu hỏi về việc tại sao đã khởi tố 4 bị can nguyên là lãnh đạo PVC nhưng chưa nhắc đến ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty này? Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - cho biết: “Cái đấy để tính sau, có thể là ở giai đoạn 2” (!?).
Cho nên, việc có các tin đồn từ một kẻ dễ tin người cho rằng, Trịnh Xuân Thanh dễ dàng trốn thoát ra nước ngoài là những tin tức hỏa mù. Điều đó, nhiều người tưởng rằng sẽ khiến cho phe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin và lúng túng. Vì thế lực chống ông Trọng muốn cho dư luận hiểu rằng lãnh đạo Đảng không có khả năng kiểm soát Đảng ủy Công An TW và Bộ Công An.
Bối cảnh nội bộ lãnh đạo Đảng
Nếu biết rằng, việc tái nhiệm chức vụ Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng là chuyện ăn may thì sẽ thấy rõ nhiều điều. Thực ra, trong bối cảnh trước Đại hội đảng 12, thanh thế của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với sự ủng hộ của 68% tổng số các Ủy viên TW khóa 11 rất lớn là điều có thật. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng được tới 38/65 đoàn đại biểu tại Đại hội 12 đã đề cử tiếp tục là ứng viên trong Ban Chấp hành TW khóa 12 và được 41% tổng số phiếu ủng hộ; cũng như việc các phe phái trong Đảng gầm ghè nhau, bài binh bố trận, điều động cả xe thiết giáp để bảo vệ Đại hội Đảng đã cho thấy điều đó. Tuy nhiên, tới phút chót phe của Tổng Bí thư Trọng đã cảnh báo và thuyết phục được Ban Chấp hành TW tại các hội nghị TW 13 và 14 (khóa 11) tin rằng, nếu để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm chức vụ Tổng Bí thư khóa 12 thì Đảng CSVN sẽ bị xóa sổ.
Còn nhớ, tại thời điểm trước ĐH 12, phía Bắc Kinh đã gây sức ép rất lớn đối với ban lãnh đạo Việt Nam, thông qua các hành động khiêu khích về quân sự, Quốc hội Trung Quốc bất ngờ thông qua luật Trung Quốc có quyền đưa quân đội ra nước ngoài đẻ bảo vệ tình hữu nghị v.v... Tất cả các động thái đó không ngoài mục đích, ép ban lãnh đạo Việt nam phải chọn ông Đinh Thế Huynh giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN khóa 12. Vì sau chuyến đi thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 7/2015), chỉ trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII chỉ vài tháng, điều này đã khiến Bắc Kinh hết sức tức tối cho dù đã nhiều lần khuyên nhủ và ngăn cản. Tuy nhiên, đa số các Ủy viên TW khóa 11 tay chân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hết bất bình và không đồng ý. Cuối cùng, do thời gian đại hội đã cận kề, ngày 14/1/2016 cả 2 phe của ông Trọng và ông Dũng đã ngồi xuống bàn bạc và đi đến đồng thuận giải pháp: để ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư, với điều kiện thời gian không quá 2 năm. Rồi sẽ bầu bổ xung Tổng Bí thư mới, trên tinh thần chủ trương sẽ nhất thể hóa 2 chức danh Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước theo mô hình của Trung Quốc.
Đó chính là lý do vì sao ông Nguyễn Phú Trọng được tái cử.
Biết được điều này để thấy, chuyện vừa qua có người "tưởng tượng" rồi tiết lộ rằng, ông Đinh Thế Huynh quỳ mọp lạy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để xin nhận làm đàn em trước Đại hội 12, là chuyện hoàn toàn vô lý, thậm chí là hoang đường và bịa đặt.
Cũng cần nói thêm về vai trò của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với chính trường Việt Nam hiện nay, ông Dũng vẫn điều khiển và thâu tóm các lực lượng thân Mỹ trong ban lãnh đạo; kể cả việc sự nghiệp, công danh cũng như hoạt động kinh doanh của con cái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn bình thường. Điều đó cho thấy ông Dũng vẫn đủ sức để điều hành cả hệ thống của mình để phục vụ các mưu đồ chính trị. Cũng vì, ông Dũng đã thuần phục được Trần Đại Quang, một kẻ trước đây luôn tráo trở, gió chiều nào che chiều ấy. Song kể từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng là người ký quyết định và yêu cầu bắt bằng được cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng, kẻ đã khai đưa số tiền 510 ngàn USD cho cố Thượng tướng Phạm Quý Ngọ để đưa giúp cho Bộ trưởng Trần Đại Quang và thư ký (Thiếu tướng Tiệp) để giúp đỡ. Đây chính con bài tẩy để ông Dũng có thể lật mặt Chủ tịch Nước Trần Đại Quang bất cứ lúc nào và cũng là lý do vì sao Trần Đại Quang đã phải thần phục và phục vụ cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn Phú Trọng không hề nao núng
Tuy nhiên, như đã nói trong các bài trước, sau khi tái nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN khóa 12, loại bỏ được đối thủ thâm thù từ lâu - ông Nguyễn Tấn Dũng ông Trọng rất tự tin và nghĩ rằng ông đã nắm quyền sinh, quyền sát trong đảng. Hơn nữa, khi ông Nguyễn Phú Trọng được lãnh đạo Trung Quốc đứng sau lưng, xúi ông Trọng tiến hành chiến dịch bài trừ tham nhũng mang màu sắc "Đả Hổ, diệt Ruồi" của Trung Quốc để loại bỏ các thành phần thâm Mỹ, làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo Việt Nam. Vốn là một kẻ tham quyền cố vị, ông trọng cho rằng, thực hiện phương án này sẽ lợi cả trăm đường, kể cả ngồi ghế Tổng Bí thư hết nhiệm kỳ khóa 12. Đây cũng chính là lý do vì sao vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, đã được phe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dùng làm ngòi nổ để kích hoạt.
Song kế hoạch thanh trừng này của phe ông Trọng đã bị phát hiện và bị cản phá dữ dội, vì các hành động này của Tổng Bí thư Trọng đã bị phe của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang cùng tay chân thân tín cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở mặt, "lật kèo" hòng trục lợi trong việc cướp mất chiếc ghế Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước.
Trong trận so găng lần này giữa các phe trong đảng, thì Trịnh Xuân Thanh chỉ là một con tốt đóng vai trò quân domino đầu tiên. Khi không bắt được Trịnh Xuân Thanh, thì họ - phe ông Trọng sẽ bắt Vũ Đức Thuận thay, sở dĩ họ không bắt Vũ Đức Thuận trước cũng vì nó lộ ý đồ quá, nên buộc họ phải tránh mà thôi. Đến nay cả đôi bên cũng đã lộ bài thì họ làm tới, chẳng cần phải nể nang ai hết.
Quyết định nhanh chóng bắt ông Vũ Đức Thuận, kẻ "tay hòm chìa khóa" của Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng là biểu hiện cho thấy, phe của ông Nguyễn Phú Trọng không hề nao núng và tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch thanh trừng của mình.
Trịnh Xuân Thanh cần phải nhớ, Dương chí Dũng đã đào thoát rồi mà họ còn sang nơi bắt về còn vụ này Trịnh xuân Thanh thoát được thì cũng dễ hiểu là tại sao? Tuy vậy, sau việc khởi tố và bắt giam các cựu cán bộ lãnh đạo ở Tổng công ty Xây lắp dầu (PVC), nếu có bằng chứng Trịnh Xuân Thanh tham nhũng thì họ sẽ khởi tố vụ án, xử vắng mặt, phát lệnh truy nã quốc tế, thì liệu Trịnh Xuân Thanh có thoát được hay không?
Tạm kết
Ông Trịnh Xuân Thanh ở cương vị P. Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, trước đó từng giữ chức Chánh Văn Phòng Bộ Công thương (hàm Vụ Trưởng - thuộc ngạch viên chức cao cấp, chứ không phải quan chức cao cấp) thì có bí mật quan trọng gì đâu để nắm? Có chăng cùng lắm là thông tin về các quan chức lãnh đạo cấp cao trong các vụ ăn chia, mua quan, bán chức, kể cả việc đã bỏ tiền để được trúng cử ĐBQH của ông Thanh mà thôi. Những cái đó có giá trị về mặt tố cáo cho dân chúng biết rằng "... ông Thanh nắm giữ trong tay rất nhiều bí mật các thương vụ mua quan bán chức mới là điều “bạn bè” ông quan tâm sâu sắc. Nói cách khác, ông Thanh đang nắm trong tay sinh mạng chính trị của không ít người từ trung ương đến địa phương có liên quan.". Ngược lại, nó hoàn toàn không có lợi nếu Trịnh Xuân Thanh dùng nó làm lý do xin tỵ nạn chính trị.
Trong tình huống phe của ông Dũng thắng thế trong vụ việc này, trong tình huống ông Trọng sẽ đồng ý nghỉ hưu và nhường lại ghế cho Chủ tịch Nước Trần Đại Quang. Nhưng với điều kiện Bộ Công An, phải bằng mọi cách đưa Thanh về chịu tội, đẻ rửa nỗi nhục, thì lúc đó Trịnh Xuân Thanh có chạy đằng trời.
Đấu đá giành giật quyền lợi chính trị giữa các phe nhóm là cuộc đấu một mất, một còn. Trong cuộc chiến đó, các binh pháp kiểu "thực là hư, mà hư là thực" được áp dụng triệt để, mà vụ việc Trịnh Xuân Thanh tung các tài liệu, hình ảnh rồi được loan truyền chỉ với mục đích duy nhất là đánh lạc hướng dư luận.
Sẽ không bao giờ có điều đó xảy ra!
Ngày 16/09/2016
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Bài bình luận gần đây