Nói về sự man rợ mà nói đến cái giá của nó nghe ra có vẻ khôi hài bởi một khi biết và sợ hậu quả, người ta đã không làm. Với chính sách quản lý đầy tội lỗi, từ tham nhũng, hối lộ, mua bằng bán cấp, làm chảy máu chất xám, chảy máu tiền tệ, chảy máu vàng, chảy máu tài nguyên… đến bây giờ, nhà cầm quyền lại tiếp tục làm chảy máu cây và đã đến lúc máu của lương tri bị chảy quá nhiều, người dân buộc phải băng bó vế thương của lương tri.
Vì sao nói rằng máu của lương tri đã chảy, và người ta băng bó bằng cách nào?
Cũng xin nhắc lại chuyện cũ, hầu như từ ngày thành lập cho đến nay, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ ngừng làm chảy máu. Vết thương dân tộc ngày càng hằn sâu, nỗi đau ngày càng dày và vết thương lương tri nhân loại đã tấy mủ, đã làm cho cộng đồng phải rên xiết.
Những ngày đầu thành lập, đảng Cộng sản đã để lại những dấu ấn khó phai, 12 chí sĩ Quốc Dân Đảng phải lên đoạn đầu đài, vụ vu oan và ám sát ở phố Ôn Như Hầu, Cầu Chiêm Sơn. Sau đó không bao lâu, những vụ thanh trừng nội bộ cũng hết sức dã man. Nhưng đáng sợ nhất là vụ ám sát hai bà vợ của ông Hồ Chí Minh, hai người đàn bà vô tội này bị chết một cách oan ức bởi từng chung đụng giường chiếu với ông Hồ, nếu để họ sống sẽ làm mất đi hình ảnh một Bác Hồ độc thân, dành cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng.
Đương nhiên là nhiều người phụ nữ khác thoát khỏi lưỡi hái thần chết nhờ họ không sống tại Việt Nam và họ cũng không có thai với ông Hồ, không có đủ bằng chứng.
Chiến dịch Mậu Thân với hàng chục ngàn người bị buộc dây thép gai, bị chốn sống (trong số này có một số người là bộ đội Bắc Việt với độ tuổi dưới 18, chỉ huy đã buộc họ lại để chiến đấu, khỏi bỏ chạy). Hàng ngàn sinh mệnh đã bị chôn vùi trong cuộc chiến vô nghĩa và man rợ này.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, hàng triệu người bị tịch thu nhà cửa, phải trốn chạy, mất mạng trên biển Đông, hàng triệu gia đình lâm vào cảnh tứ cố vô thân, ly tán và hàng triệu con người bị nhốt trong các trại tù cải tạo, không có ngày về, khi đi trai tráng khi về bủng beo.
Những năm 1975 về sau, hàng chục triệu con người từ Nam chí Bắc phải sống vật vờ như bầy khỉ đói, xếp hàng rồng rắn để chầu chực cái ăn, cái mặc. Và chỗ ở có thể bị tịch thu bất kì giờ nào, sống trong bất an, sợ hãi.
Những năm 1988 trở về sau, những tưởng con người dễ thở hơn vì được phép làm ăn, kinh doanh nhưng trên thực tế, cả một dân tộc gần 100 triệu người phải đi qua một cơn ảo giác về tự do. Người ta có thể bon chen, chạy chọt, thủ đoạn với nhau để làm giàu số tiền trong túi. Và để có quyền lực, người ta dùng tiền để bôi trơn mọi thứ. Nhưng con người chưa bao giờ có tự do.
Nếu như những năm 1980, con người mất tự do vì sợ nhà cầm quyền chụp mũ thì những năm 1990, con người mất tự do vì sợ mất miếng ăn, mất tài sản, mất chỗ ngồi quyền lực. Và đây cũng là chiêu bài, thủ đoạn trị dân nặng nề nhất mà nhà cầm quyền đã dùng nhằm cứu ngân khố đã hoàn toàn trống rỗng cũng như uy tín đang bị mất.
Đến những năm cuối thập niên 1990, nhà cầm quyền một lần nữa phải đau đầu khi đối phó với tự do thông tin thông qua internet. Có thể nói đây là thời kì mà họ căng thẳng, cân não và mệt mỏi nhất trong vấn đề tồn vong của Đảng.
Chính thế giới thông tin rộng mở đã mang đến một luồng sinh khí cho Việt Nam, hàng hàng lớp lớp những hạt mầm dân chủ nảy nở trên quê hương. Tuổi trẻ không còn phải nhận chịu một định hướng tiến thân duy nhất là nỗ lực vào đảng Cộng sản như trước. Tuổi trẻ đã biết hướng tương lai của họ đến với những viễn tượng tự do, bao dung và sáng tạo. Tâm thức của phần lớn tuổi trẻ Việt Nam đã thoát khỏi ách độc tài.
Và đây cũng là thời kỳ nhà cầm quyền ra sức củng cố sức mạnh. Một mặt họ để nạn tham nhũng tràn lan để giữ chân đảng viên, mặt khác họ ra sức khủng bố những người yêu nước.
Những năm đầu thế kỉ 21 cho đến nay, nạn tham nhũng, mua quan bán chức, mua bằng cấp, giả bằng cấp tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm. Đây cũng là mục tiêu có tính vĩ mô của đảng Cộng sản. Bởi một khi cả một bộ máy ai cũng dính chàm, ai cũng có thể bị mang ra ánh sáng thì người ta chỉ còn nước bưng bít và giấu cho nhau mọi chuyện, bởi mọi tội lỗi đều có dây mơ rễ má với nhau.
Và bên cạnh đó, những cuộc thanh trừng nội bộ kiểu mới xuất hiện, những cuộc đầu độc chính trị cũng xuất hiện. Đồng thời các cuộc đàn áp chính trị ngày càng nặng tay hơn, đàn anh Trung Quốc có mặt tại Việt Nam ngày càng lộ liễu hơn. Cách sống xa hoa và cung đình của quan chức Cộng sản ngày càng phơi bày, không sợ dư luận.
Điều này cho thấy nhà cầm quyền đã chính thức bức ra khỏi dân tộc, họ tự đặt cho họ một chỗ ngồi sang trọng giữa nhân dân nghèo đói. Họ bất chấp tiếng kêu than của nhân dân, họ làm những gì có lợi cho họ nhất và sẵn sàng chà đạp lên lẽ phải.
Cậu chuyện chặt phá hàng ngàn cổ thụ ở Sài Gòn, Hà Nội và mức chi phí nhà nước bỏ ra (từ ngận sách quốc gia, từ thuế của dân) để chặt mỗi cây lên đến ba chục triệu đồng, bốn chục triệu đồng. Nguồn gỗ từ những cây chặt đi bị tập kết về một địa điểm nào đó không công khai, mọi chuyện đều mang dấu hiệu bất minh… Chỉ cho thấy lương tri của Việt Nam đã chảy máu.
Sự chảy máu của lương tri không phải do ngày một ngày hai mà có, nó được tích tập, huông đúc từ mấy chục năm nay. Đến một lúc nào đó (như hiện tại) nó tấy mủ và tràn lan khắp xã hội. Thanh niên thì đánh nhau, chém nhau, người lớn thì luồn cúi, chịu đấm ăn xôi, giới quan chức thì không có lòng tự trọng, chỉ biết khư khư ôm lấy ghế quyền lực, giới lãnh đạo cao cấp thì điêu ngoa, nói năng hàm hồ, coi trời bằng vung… Tất cả những tín hiệu đó đều cho thấy lương tri dân tộc đã bị tổn thương, đã mưng mủ.
Và máu của những hàng cây bị chảy, không còn đơn giản là máu của cây. Cũng như việc người Hà Nội đứng lên biểu tình bảo vệ cây xanh không còn đơn giản là bảo vệ cây. Mà lương tri Việt Nam đã tổn thương, đã chảy máu quá nhiều, người dân đang dần đứng lên để bảo vệ lương tri dân tộc, để bảo vệ những phần còn lành lặn của lương tri.
Bài bình luận
phận con kiến
Đúng là như vậy, nhưng . . .