Lê Diễn Đức
Trong năm 2012, vụ án nổi tiếng và đầy nghịch lý đã diễn ra làm rung động dư luận và giới báo chí. Đó là vụ án nhà báo Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ.
Nói lên vấn nạn ăn hối lộ của ngành cảnh sát giao thông, một loạt gần 50 bài báo với những chi tiết và hành vi cụ thể trong các cuộc điều tra báo chí, Hoàng Khương đã mang lại cho độc giả những thông tin bổ ích và hấp dẫn.
Mặc dù cái câu "cảnh sát giao thông nào mà không ăn" trở thành phổ cập, nhưng viết về nó và đưa lên mặt báo ra một việc làm đầy trách nhiệm và can đảm. Nó đánh động dư luận xã hội và cảnh báo nguy cơ luật lệ trở thành giả dối, là cái bẫy cho sự vi phạm luật của cảnh sát.
Phóng sự cuối cùng của Hoàng Khương, đăng trên tờ Tuổi Trẻ, có đầy đủ hình ảnh chứng cứ trao tiền, đếm tiền của Thượng uý công an Huỳnh Minh Đức, và người đưa hối lộ không ai khác, chính là Hoàng Khương.
Vào khoảng tháng 5/2011, Hoàng Khương là một trong các nhà báo thực hiện loạt phóng sự với đề tài "Chặn đứng thảm hoạ giao thông", làm nổi bật thực trạng ngày càng tăng tai nạn giao thông. Bài viết “Đồng tiền xoá sạch hồ sơ” và bài “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua” đã khiến một số cảnh sát giao thông bị đình chỉ công tác.
Trong ngày ngày 9/2/2012 trong một cuộc họp báo giữa những người đầu ngành công an thành phố với sự tham dự của Tổng thư ký toà soạn báo Tuổi Trẻ, Lê Xuân Trung, báo Tuổi Trẻ đã lên tiếng xác nhận "loạt bài viết về mãi lộ và giải cứu xe đua là theo chủ trương của ban biên tập báo Tuổi Trẻ" phân công cho nhà báo Hoàng Khương. Ông Lê Xuân Trung nói rằng “nhà báo Hoàng Khương đã tác nghiệp theo đúng yêu cầu của ban biên tập chứ không có động cơ, mục đích cá nhân”. “Các đề tài báo chí mà phóng viên Hoàng Khương thực hiện đều báo cáo với trưởng ban và được đồng ý”.
Thế nhưng bản án 4 năm tù dành cho nhà báo Hoàng Khương trong phiên sơ thẩm ngày 7/9/2012 và y án trong phiên phúc thẩm ngày 27/12 về tội "đưa hối lộ" đã làm nhiều người phẫn nộ. Đối đầu với "thanh gươm và lá chắn" của chế độ, Hoàng Khương khó có thể tránh được đòn trả thù của bộ máy công an trị thuôc loại hà khắc nhất Đông Nam Á.
Rõ ràng đây là nghiệp chướng! Mặc dù hành vi "gài bẫy" không nên khuyến khích trong cuộc điều tra và có vấn đề nếu xét về mặt đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, hối lộ là một hành vi rất khó bắt quả tang, cần phải vào hang mới bắt được cọp. Hoàng Khương đã vào tận hang, bắt được cọp, nhưng anh cũng bị nạn luôn.
Xét vừa tình vừa lý, trường hợp của Hoàng Khương phải được cân nhắc kỹ lưỡng và thiết nghĩ anh đã có thể được tha bổng tại toà nếu hàng thẩm phán và kiểm soát viên công minh, tử tế. Thời gian anh ngồi tù, chờ đợi hai phiên xử là quá đủ cho một sự trừng phạt về cái gọi là tội "gài bẫy".
Nhưng không, anh vẫn đối diện với bản án 4 năm tù giam. Nhà cầm quyền quyết tâm tiêu diệt anh, bẻ ngòi bút của anh vì anh đã đi quá giới hạn, xâm phạm trực tiếp tới miếng ăn của họ.
Nạn hối lộ, tham nhũng đã và đang là bản chất của bộ máy cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, là phương tiện sống còn để vinh thân phì gia của các quan chức, được khuyến khích không bằng văn bản, lời nói; là văn hoá của cuộc sống thường nhật; là bệnh dịch tràn lan, làm triệt tiêu dần mọi tiêu chuẩn văn hoá, đạo đức của xã hội.
Trong một trường hợp khác, nhà báo Võ Thanh Tùng, 31 tuổi, bút danh Duy Đông, vừa bị Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an (C45) bắt ngày 7/8/2013. Võ Thanh Tùng là phóng viên của báo Pháp luật TP.HCM, phụ trách khu vực Đồng Nai.
Phóng viên Võ Thanh Tùng đang thực hiện loạt phóng sự về tệ nạn mãi dâm tại Đồng Nai, qua các bài như "Bình Dương qua mặt Đồng Nai: Múa sex và… tới bến", "Sẽ đề nghị rút giấy phép quán bar vi phạm"...
Bài "Đến tận cùng lẽ phải" trên báo Đồng Nai 20/06/2013 nói về với phóng sự “Cướp thịt thối từ hố tiêu hủy” (giải Báo chí quốc gia năm 2012) đã cho thấy Võ Thanh Tùng và các nhà báo khác đã từng kiên quyết không bị mua chuộc, từ chối nhận hối lộ 20 triệu đồng.
Trong một bối cảnh thực tế là “hầu hết quán bar nào cũng hoạt động như nhau, chẳng có ai “sạch” cả". và "dư luận cho rằng việc tổ chức múa sexy là có sự làm ngơ của cơ quan chức năng", "làm ăn thì phải có quan hệ bạn bè", phải được hiểu một cách sáng suốt là mối quan hệ có đi có lại.
Nhập vai làm trinh sát chui luồn vào các hang ổ, phóng viên phải chịu không ít cám dỗ và gặp nhiều cản trở, khó khăn tác nghiệp và rất có thể sẽ nắm bắt được những giao hảo lợi ích giữa chủ nhân và công an.
Người ta cũng không quên, phóng viên Võ Thanh Tùng đã làm một loạt phóng sự khác về tệ nạn hối lộ trong ngành cảnh sát giao thông (CSGT), với những bài "Những “cây xăng quyền lực” trên quốc lộ 20" nói về việc lái xe ô tô phải nộp "sưu" chết hàng tháng cho cây xăng trạm Madagui (thuộc Phòng CSGT tỉnh Lâm Đồng) để "miễn trừ" việc xử phạt.
Bài "Nhức nhối nạn đóng ""hụi chết"" cho CSGT trên quốc lộ 20" của Võ Thanh Tùng đăng ngày 10/12 đến 14/12/2012 đã được đoạt giải báo chí TP HCM lần thứ 31 vào tháng 6/2013.
Bài phóng sự thuật lại rằng, "trên khoảng 160 km từ huyện Đạ Huoai đến Đà Lạt thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng, các tài xế xe tải phải lần lượt chung cho khoảng chín chốt, trạm CSGT. Nhà xe phải cho người vào tận nơi làm việc của CSGT đưa tiền và phải thuộc làu giá chung chi theo tải trọng xe"…
Do sự phản ánh này, Văn phòng Bộ Công an có văn bản đề nghị giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo, kiểm tra, xử lý thông tin mà báo Pháp Luật TP.HCM nêu ra.
Có vẻ như tiến trình "kiểm tra, xử lý thông tin" đã đi theo hướng ngược lại. Tổng hợp các yếu tố và sự kiện xảy ra, cho thấy việc Võ Thanh Tùng bị bắt có thể là một trường hợp "gài bẫy" ngược và anh có thể là một "Hoàng Khương" ở dạng thức khác?
Các phóng viên có thể điều tra, viết chung chung, nhưng nếu đụng chạm vào con người cụ thể, sự việc cụ thể, nhất là đụng tới cả đường giây liên đới tới tầng cao của quyền lực, e rằng sẽ bị tước đoạt cây bút và sẽ vào tù.
Theo tờ Tuổi Trẻ, khoảng 11 giờ ngày 7/8, các lực lượng nghiệp vụ Bộ Công an được cho là bắt quả tang phóng viên Võ Thanh Tùng nghi đang nhận hối lộ.
Phóng viên bị bắt khi đang nhận tiền của một chủ quán bar tại nhà hàng của một khách sạn ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Theo một nhân viên nhà hàng chứng kiến vụ việc, ông Tùng bị công an bắt quả tang khi vừa nhận một xấp USD của một chủ quán bar. "Sau khi kiểm tra số tiền thu được, công an đã còng tay ông Tùng cùng với một người khác tên Tài".
Ông Phạm Phú Tâm, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, cho biết, cho đến thời điểm trên ban biên tập báo vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ Bộ Công an về việc bắt phóng viên Võ Thanh Tùng. Ông Tâm nói hiện tại mọi việc vẫn chưa rõ ràng, báo Pháp Luật TP.HCM sẽ liên lạc sớm với các cơ quan chức năng để nắm rõ vụ việc của phóng viên Võ Thanh Tùng, đồng thời sẽ phối hợp tích cực để làm sáng tỏ, tờ Tuổi Trẻ viết.
Giả thiết của tôi đặt ra một vấn đề là phải xác quyết sự việc một cách minh bạch. Nhưng tìm đâu ra sự minh bạch giữa xã hội ngút ngàn mưu mô mờ ám này?
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
-->
Bài bình luận gần đây