You are here

Hiện tượng vô văn hóa tập thể

Xét về góc độ xã hội, vô văn hóa tập thể là căn bệnh nguy hiểm nhất trong những căn bệnh có liên quan đến tính người và danh dự quốc gia.
Nếu như một vài thành tố trong bộ máy nhà nước rớt vào tình trạng kém thiếu kém văn hóa thì câu chuyện sẽ dừng ở mức cục bộ, nhưng, một khi vô văn hóa đã đạt ngưỡng tập thể khi nói về một quốc gia, điều này còn ghê gớm hơn cả họa xâm lăng.
Và, hơn bao giờ hết, Việt Nam đang nằm trong tình trạng vô văn hóa tập thể.
Chắc chắn khi đưa ra nhận định này, sẽ có rất nhiều người cho rằng đây là câu nói có tính súc siểm, mang mầm mống phản động hoặc giả có tính phản động ở cấp độ quốc gia, dân tộc.
Nhưng, khi nói về nền tảng văn hóa của một quốc gia, người ta có hai tiêu điểm quan trọng nhất (trong nhiều tiêu điểm) để nhìn và đánh giá: Bộ máy cầm quyền và hành xử của công dân.
Ở bộ máy cầm quyền, có hai tiêu chí để đánh giá tầm mức văn hóa: Hành xử đối ngoại và hành xử với công dân.
Phần hành xử đối ngoại, có thể nói nếu như xét chung chung và du di, chín bỏ làm mười, thì vẫn không thể bỏ qua được phần hành xử lép vế, đầy dáng bộ nhún nhường, nhược tiểu của nhà nước CS Việt Nam trước nhà nước CS Trung Quốc.
Điều này cho thấy nhà nước CS Việt Nam nằm kèo dưới và có phông văn hóa ứng xử cũng như độ đậm đặc trí não thấp hơn so với nhà nước CS Trung Quốc.
Chính vì thế mà mọi cuộc đấu trí, thương lượng, nhà nước CS Việt Nam luôn đứng ở thế “dạ em chả…”, “dạ em hứa…” cho qua chuyện.
Hành xử đối với công dân thì hoàn toàn vô văn hóa, từ việc đối đãi với trí thức, đưa ra các sách lược, dự án có liên quan đến đất đai và đền bù nói chung cho đến đàn áp thô bạo biểu tình yêu nước, hành xử thiếu tính người đối với tù nhân và tù nhân lương tâm cho đến xử sự kém cỏi, ỡm ờ của các cán bộ đầu ngành… đều cho thấy họ không có chút văn hóa nào để bàn luận, để cứu vớt cho lỗ hổng kiến thức và trình độ chuyên môn của họ.
Năm 2012 và 2013, nhân dân cả nước chưa hết bực bội và bức xúc vì chuyện thay đổi giờ làm việc để giảm ách tắc giao thông – một cái kế rất ư là “thông minh” mà Bộ trưởng giao thông Đinh La Thăng đã vẽ ra và thực hiện thí điểm ở một số thành phố lớn trên cả nước.
Chưa hết, tiếp theo, ông ta đưa ra quyết định “xe chính chủ” để lấy không biết bao nhiêu tiền của nhân dân thông qua thủ tục đăng ký.
Chưa kịp “hồi tỉnh” sau vụ ông Bộ trưởng Thăng thì liền sau đó, bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong mấy ngày gần đây có thái độ hết sức dửng dưng, vô văn hóa, thậm chí là vô lại khi ba trẻ sơ sinh tử vong ở Hướng Hóa, Quảng Trị vì chích vaccine 5 trong 1, lúc này bà Tiến đang có mặt tại Quảng Trị, chuẩn bị lên Gio Linh để cầm xẻng (diễn) xúc đất khởi công xây dựng một tháp chuông tại công trình tưởng nhớ, ghi công các liệt sĩ Cộng sản.
Sự việc xãy ra trước lúc khởi công xây dựng, dư luận vẫn nghĩ rằng bà Tiến sẽ có hành động nào đó để bù lấp cho nỗi đau của gia đình có con cháu bị mất.
Nhưng không, bà Tiến đã lẳng lặng đi xúc đất để quay phim, chụp hình, và đương nhiên sau buổi khởi công nào cũng có một bữa tiệc liên hoan ê hề rượu thịt cùng những lời cám ơn, ton hót của loại cán bộ tầm tầm cấp huyện, cấp xã trước “công sứ” cấp trung ương này.
Tha hồ làm mặt trên, tha hồ mạnh ăn mạnh nói và được tâng bốc, bỏ mặc những gia đình nạn nhân bé nhỏ phải lủi thủi ôm xác con về nhà. Đó là chọn lựa của một bà Bộ trưởng Y tế! Còn nhớ Thủ tướng Nhật và Tổng thống Hàn Quốc đã tỏ ra ăn năn, hối lỗi và đau khổ như thế nào sau các vụ sóng thần, tai nạn máy bay.
Mặc dù những vị này hoàn toàn không liên quan gì đến những tai nạn này, Thủ tướng Nhật không thể bảo biển đừng có nổi sóng cũng như bà Tổng thống không thể điều khiển cho chiếc máy bay đừng rơi, điều này không nằm trong khả năng cũng như trách nhiệm của họ, nếu họ không bày tỏ thái độ thì cũng không thể trách là họ vô văn hóa được.
Nhưng không, họ đã xử sự theo đúng mực mà nền tảng lương tri, văn hóa cá nhân và nền tảng văn hóa dân tộc đã mách bảo rằng họ nên làm.
Trở lại chuyện những cái chết của các cháu bé vừa ra đời đã bị chích cho một mũi thuốc, cuối cùng phải giã biệt đời sống, chào đời chưa kịp bú mẹ đã phải trở lại cát bụi. Ngành y tế Việt Nam, đặc biệt là bà Bộ trưởng Y tế không hề có một lời xin lỗi, đến cả Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư, nói chung là các loại lãnh đạo trung ương đều không có nửa lời xin lỗi, an ủi hay chia sẻ.
Đó là chưa nói đến đài truyền hình VTV1 – kênh thông tin lớn nhất và là cơ quan phát ngôn của đảng Cộng sản Việt Nam – đã đưa bản tin với nội dung: “… Các cơ quan chức năng đang vào cuộc để phân tích mẫu vaccine, tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của các bé để đưa đến kết luận…”.
Mà đưa ra kết luận gì, kết luận như thế nào và để làm gì thì hoàn toàn mù tịt, cũng không hề có một lời chia sẻ, động viên gửi đến những gia đình có con bị mất! Qua bản tin ngắn của VTV1 cho thấy cơ quan thông tin này hoàn toàn đồng tình với hành vi vô văn hóa của bà Bộ trưởng Y tế, bản tin không mảy may nhắc đến bất kì chi tiết nào về việc bà Tiến từ chối trả lời báo chí, từ chối họp báo trước đó cũng như thái độ im lặng đầy nhẫn tâm và vô văn hóa của bà Bộ trưởng này.
Điều này cũng cho thấy rằng, dường như trong quan niệm và ứng xử, tác nghiệp của giới truyền thông được gọi là “chính thống” ở Việt Nam, vấn đề văn hóa và tính nhân bản không được coi trọng, thậm chí không có. Bởi nếu có, họ đã bày tỏ thái độ bất đồng thuận, hoặc đã lên án về hành xử vô văn hóa của bà bộ trưởng Tiến rồi, chứ không phải là im lặng.
Và, giả sử, vì một lý do, một sự chỉ đạo nào đó, giới truyền thông buộc phải hèn hạ cúi mình chấp nhận bước qua ranh giới lương tri để được lòng đảng, nhà nước, thì e rằng, cái đảng và cái nhà nước này đã không còn là đảng, nhà nước của con người nữa.
Và đương nhiên, với một đảng cầm quyền vừa độc tài chuyên chế, lại vừa thiếu nhân cảm như vậy, công dân trong xã hội, quốc gia đó bắt buộc phải tự thiết lập cho mình một hệ thống đối phó để tồn tại. Kẻ ranh ma thì nghĩ đến những trò lừa đảo, buôn người, cướp bóc, gạt lường… Người còn lương tri thì nghĩ đến an toàn tính mạng, nghĩ đến việc làm sao để khỏi phải dây dưa với chính quyền, khỏi phải lâm vào thế của kẻ ác.
Nhưng, cái ác lúc nào cũng chủ động xâm hại cái thiện, đó là một thứ qui luật quái gở nhất của tạo hóa.
Chính vì thế, đôi khi con người lương thiện cũng phải nổi nóng, cũng phải hành động tương đương cái ác, thậm chí thái quá trong cái ác để đói phó kẻ ác. Người dân xúm vào đánh kẻ trộm đến chết, giết kẻ trộm chó rồi đốt xe, đốt xác… Đại bộ phận người dân mỗi lúc càng trở nên hung tợn, gian xảo, ích kỉ và mất tính người…
Tất cả những yếu tố này đều cho ra một đáp án: Việt Nam đã rơi vào tình trạng vô văn hóa tập thể, đặc biệt, tiêu điểm của nó là hành xử của chính quyền, nhà nước, cán bộ đầu ngành, bọn họ biết ranh mãnh nhiều thứ nhưng tuyệt nhiên không biết mắc cỡ và không biết ray rức! Đất nước này sẽ phát triển hay thụt lùi trong trạng thái vô văn hóa tập thể?!

Bài bình luận

NHÀ TÙ – CƠ SỞ GIÁO DỤC Chúng tôi tắm truồng. Mấy chục kẻ tù tội từ 17 đến 60 tuổi tồng ngồng dội nước ào ào từ đầu xuống chân. Nước được múc bằng một chiếc xô nhựa của riêng mỗi tù nhân, từ một chiếc bể mà nước được bơm lên từ chiếc ao gần đó nằm trong trại tù. Bất kể khi đó là mùa hè nóng hơn 43 độ, hay mùa đông rét buốt nhiệt độ xuống tới 7 độ C. Sau những cơn mưa, nước đục ngầu và đỏ bùn của miền đất đỏ Sơn Tây – Ba Vì. Phải tắm nhanh không sẽ hết nước. Đó là quang cảnh của một đàn chim, chim to, chim nhỏ. Có những tù nhân trong suốt lúc tắm 20, 30 phút thì “cái ấy” cứ thẳng căng như nòng súng giương ra phía trước. Đó là Cường, sinh năm 89, nhà ở Quảng Yên, Quảng Ninh. Nghe Cường nói trước đây học cùng lớp và ở ngay gần nhà với Mỹ Trang SN 1989, con gái “Vua Đảo Tuần Châu” là Đào Hồng Tuyển. Có những lúc hơn 50 người trong một buồng giam, mùa hè nóng bức ngột ngạt không thể ngủ được, chỉ nghe tiếng kêu ca than vãn của tù nhân. Không có quạt. Nước hạn chế mỗi người một xô nhựa. Có thời điểm đã bị cấm mang nước vào buồng giam. Tôi đã đứng lên thảo đơn, kêu gọi mọi người cùng ký và nộp lên Ban giám đốc trại, sau đó cán bộ lờ đi, không cấm mang nước vào buồng giam nữa… Nhiều người bị đánh đập vì không đủ khoán và làm hỏng sản phẩm, chân tay sưng vù, lê lết có người dìu về buồng giam. Tôi cũng bị đánh vì đau ốm không ra xuất trại... ----------------------------- Đó là một buổi sáng mùa thu. Tiết trời mát mẻ. Tôi nhận được những cú điện thoại dồn dập của một nhân viên công quyền. Anh này trước đó vẫn thường kèm cặp, đưa tôi đi ăn nhậu vào những ngày lễ, những ngày trọng đại, hay những ngày có một nguyên thủ hay phái đoàn của một quốc gia Tư bản kếch xù sang thăm hay làm việc tại Việt Nam. Địa điểm anh ta hẹn là quán bia Lộc Vừng, nằm trên đường Giải Phóng, cách một nhà là đường Nguyễn An Ninh, nơi rẽ vào Cầu Khỉ. Khi tôi tới anh ta đang ngồi cùng một cán bộ nữ. Bia được mang tới và rượu đước rót ra. Nào nâng cốc nào, gớm đợi anh lâu quá. Anh ăn đi, món thịt bò lúc lắc đó. Rượu vào lời ra, rôm rả vui phải biết. Tôi không biết một điều rằng cả một năm sau đó tôi đã phải làm một kiếp con bò kéo xe, con bò lúc lắc. Một con bò chỉ biết ăn cỏ (vì rau cũng già như cỏ, không mắm muối gia vị) và chút ít cơm gạo xấu. Phải cong đít lên kéo những xe bò gạch nặng nề và ì ạch ra xếp lên thành những kiêu gạch để sau đó xuất cho những chiếc ô tô của khách mua gạch đến chở đi. Gạch lỗ, gạch panel, kích thước 20x20, 30x30 nặng trịch còn đỏ lửa từ lò ra ném từ lò gạch vừa nung xong, kéo ra trên xe goòng, được 2 tù nhân ngồi trên cao hơn 2m liên tục ném xuống, cùng với bụi gạch nóng mù mịt bay xuống mặt, xuống mắt. Người ai cũng đỏ xóa bụi gạch từ đầu tới chân, phủ kín mặt. Phải thật nhanh, thật nhanh, vì công việc đã được khoán cho cả nhóm. Đón viên gạch lớn và nóng ném xuống, xếp thật nhanh vào xe gạch để bên cạnh, mắt vẫn phải ngước lên những viên gạch tiếp theo đang bay xuống để bắt tiếp. Chỉ cần sơ sểnh là ăn cả viên gạch vào đầu, vào người thì kể như tiêu. Chân tay xây xước, bầm giập là chuyện nhỏ. Mức khoán đã được tính toán theo định mức của những nhóm tù có năng suất lao động cao nhất trước đó đã đạt được. Bởi vậy không có cả thời gian để thở… Khi cuộc rượu đã kéo dài được nửa tiếng và ra về. Tôi vừa ra tới cửa quán, lập tức 4 -5 người xô tới, bẻ quặt tay ra phía sau, còng số 8. Lệnh đưa vào Cơ sở giáo dục được đọc ngay tại chỗ cùng với ánh mắt ngơ ngác của khách uống bia. “Tôi phản đối lệnh bắt này!” Tôi kêu to, nhưng bọn họ đã đẩy tôi lên ngồi xe máy, bị kẹp giữa 2 người. Tôi vùng vẫy, đạp mạnh chân vào phanh xe máy. Xe dừng lại, họ chuyển tôi lên chiếc xe phường đi bên cạnh, xích tay vao thanh sắt ngang. Các thủ tục lăn tay, kí tá được thực hiện nhanh chóng tại CA phường, CA quận. Tại đây tôi cũng phản đối lệnh bắt. Sau đó lại bị xích tay vào xe và đưa thẳng xuống trại giam Văn Hòa, Thường Tín, Hà Nội. Xe đi qua nhà tôi, tôi nhìn thấy nhà tôi, nơi mẹ vẫn thường ngồi bán quán. Tôi ngẩng cao đầu, im lặng, đôi mắt buồn nhìn sâu vào nhà cửa, quê hương, không biết mình có còn được trở lại nơi đây… Tôi bị tống vào buồng giam rộng lớn mênh mông và trống không. Buồng giam này có thể chứa được đến 50 tù nhân. 6 đêm đói, rét và làm bạn với muỗi ở đây. 3 ngày đầu không thể ăn được chút gì, vì rau muống dài ngoẵng, già và dai đến mức lợn cũng chẳng thể ăn. Nửa bát ô tô cơm không. Không mắm, không muối, không thìa, không đũa. Tôi đã muốn tuyệt thực luôn một thể. Nhưng nghĩ rằng mình phải sống. Vả lại nếu mình tuyệt thực ở đây thì cũng chả ai biết. Phải sống để tiếp tục lý tưởng cao quí tự do dân chủ cho quê hương. Tôi lấy tay bốc cơm nhai, và cố gắng uống một chút nước rau luộc. Còn rau thì không thể ăn được vì quá dai. 06 ngày. Chiều ngày thứ sáu. Họ còng tay tôi và đưa tôi lên xe thùng. Mất gần 2 tiếng đồng hồ thì vào tới Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội (Hà Tây cũ). Họ chuyển hồ sơ của tôi cho Cơ sở giáo dục này. Tại đây tôi mới được biết các tội danh họ qui kết cho tôi: Tuyên truyền nói xấu Đảng và nhà nước. Gây rối trật tự công cộng: Do tôi đã đánh nhau với những kẻ cứ cố tình nhai nhải con số 84 trước mặt tôi. Phá hoại tài sản XHCN: Do tôi bực tức mất ngủ với cái loa phường nên đã dùng gạch đá ném cho nó câm miệng… Họ bắt tôi ký vào Quyết định đưa đi CSGD. Trước đó tôi đã phản đối và không ký vào quyết định này. Không khí nhà tù u ám, với những sắc phục và bộ mặt lạnh lùng. Mình thì đơn độc. Tôi nghĩ nếu không ký chắc họ sẽ dùng vũ lực. Trước mắt thì cứ phải bảo toàn thân thể hẵng nên tôi đã ký vào lệnh cưỡng bức vào cơ sở giáo dục, vì biết rằng có ký hay không thì họ cũng đưa vào CSGD. Ở Việt Nam có rất nhiều nhà tù. Nhưng nó được gọi với những cái tên khác nhau, dành cho những đối tượng khác nhau. Nhà tù: Hiểu nhanh gọn, đó là nhà để giam giữ các đối tượng cụ thể và theo một chế độ sinh hoạt, nội qui bắt buộc. Nhà tù theo nghĩa thông thường là nơi giam giữ các phạm nhân, những người phải thi hành các bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nhưng thực tế ở Việt Nam thì có nhiều nhà tù khác mà chẳng cần phải xét xử, chẳng cần phải ra tòa án, cũng càng không cần một bản án nào của tòa án, đương nhiên lại chẳng cần đến bản án đã có hiệu lực pháp luật. Cũng đỡ phải giả dối hình thức cho cái bọn luật sư tham dự mà làm gì… Đó chính là Cơ sở giáo dục. Nhận chiếu, buồng giam. Chiều đó được học chính trị. Cán bộ văn hóa tên Sơn. Tôi lại phản đối việc giam giữ vì tôi không có tội, do chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Cán bộ Sơn bảo đúng, anh không có tội. Tôi lại bảo thế tôi không có tội mà lại bị giam giữ ở đây. Anh ta bảo đây không phải là giam giữ. Tôi bảo nếu không là giam giữ, sao không cho tôi về, không cho tiếp xúc xã hội thì gọi là gì? Đây là nhà tù! Anh ta nổi nóng, mặt đỏ phừng phừng và quát lên: Anh ăn gì mà ngu thế??? Mọi tù nhân khác trong lớp học ai cũng thấy tôi có lý và lý luận đúng. Sau đó họ bảo với tôi rằng Cơ sở giáo dục còn khủng khiếp hơn nhà tù. Rằng họ thích đi tù hơn là vào CSGD. Nhiều người cố tình gây án để đi tù, tránh phải vào CGGD… Sau 2 ngày tạị CSGD Suối Hai, bọn tôi 15 người được chuyển về nhà máy gạch Cẩm Thanh, tại xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Từ đây bắt đầu những chuỗi ngày Cưỡng bức lao động khủng khiếp… Khủng khiếp đến mức mà tôi đã nói với bạn tù rằng, sau này tao thề có tiền sẽ không bao giờ ở nhà gạch. Vì nhìn từng viên gạch tao lại nhớ đến những người tù như chúng ta… Chúng tôi phải làm khoán, từ sáng tinh mơ, trời còn mờ hơi sương, cả đoàn tù thất thểu đi trong giá lạnh, dưới những tiếng quát tháo đi nhanh của quản giáo. Trong những tà áo mong manh của mùa đông đang tới… tôi lặng lẽ quan sát địa hình để sau này tìm cách trốn… Ở nhà máy này, tôi lại tiếp tục tuyên truyền cho anh em và công nhân trong nhà máy về chính thể phi dân chủ, phi tự do này. Họ đều đồng ý và tỏ ra vui mừng với tôi. Họ thương chúng tôi lắm, đem từ nhà cho từng mớ rau, quả chanh. Họ bí mật giúp tôi chuyển những bức thư tới Đại Sứ Quán, tới thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tới tổng bí thư... Tôi phải làm quần quật. Tôi không phản đối. Tôi nghĩ anh em làm được thì mình cũng phải cố gắng. Chúng tôi được "Làm thân trâu ngựa cho loài... " Chúng tôi phải gọi cán bộ là ông xưng cháu, có người thì gọi ông xưng con. Bị đày đọa cả về thể xác và nhân phẩm, tôi hiểu thế nào là nhà tù CS... Hôm đó, ng ............. Tr Tiếp kỳ tới: Đào thoát và Địa ngục trần gian... VƯỢT NGỤC – PRISON BREAK Chạy thục mạng. Hai chân guồng như máy của một động cơ xe địa hình phân khối lớn, vượt qua mọi địa hình địa vật. Băng qua những mô đất cao mấp mô, những bờ ruộng cỏ còn đang ướt nước sau những cơn mưa. Băng qua những ruộng lúa ngập nước. Băng qua những con mương, lạch nước. Có cảm giác người đang bay lướt trên mặt đất. Trong đầu chỉ có 2 tiếng: “Tự do”. Ngoài ra không còn bất cứ ý nghĩ nào khác. Phải đào thoát thật nhanh, càng xa càng tốt. Bao nhiêu ngày đói rét, căng thẳng, sao sức lực ở đâu mà khỏe thế. Dép nhựa văng tuột mất, mặc kệ. Quần áo đã giấu vào bụi rậm, khi vượt qua tường được một đoạn. Cứ trần trùng trục mà chạy. Quần áo phát cho tù nhân giống như quần áo bộ đội lính nghĩa vụ. Phải giấu để tránh sự phát giác của dân quanh vùng. Họ được thông báo là cần phối hợp với công an để bắt giữ tù trốn trại, và sẽ được thưởng tiền. Đã hết những ruộng lúa, giờ lại đến những ruộng rau, hoa màu cao thấp của từng hộ nông dân. Chạy đã khá xa, một đoạn nữa là tới đường nhựa, đường liên huyện nối từ đường Láng- Hòa Lạc sang đường 32 là đường Hà Nội, Sơn Tây cũ. Nếu vượt qua hoặc đón xe trên đường khả năng sẽ bị họ đi xe máy đuổi theo phát hiện. Cách một đoạn cùng bên này đường nhựa là nhà văn hóa, nhà thi đấu hay trung tâm huyện gì đó. Nếu vượt lên đó khả năng cũng sẽ bị dân phát hiện vì mình cởi trần, bẩn thỉu thế này. Đến một bờ ruộng cao cỏ mọc um tùm. Quay ngoái lại đã không còn nhìn thấy trại tù, nó bị lấp sau con đường đất cao được đắp lên để chuyên chở lúa. Chỉ có một cô nông dân đang chăm sóc rau. Xung quanh không có ai cả. Cô ơi, cháu nấp ở đây, cô đừng nói với ai nhé. Cô nông dân lo lắng: “Cậu trốn trại phải không? Họ bắt được họ sẽ đánh chết mất.” – “Cô ơi, cháu không phải là tội phạm, không phải kẻ cướp. Cháu chỉ cất lên tiếng nói đòi tự do dân chủ cho quê hương thôi, họ đã bắt giữ cháu vào đây. Cháu xin cô đừng nói. Cháu sẽ đền đáp, trả ơn cô sau này. Cô tên là gì, ở đâu?” –“Cô tên là Tâm, cô ở làng…” Tôi không còn nhớ làng gì. –“Họ bắt được sẽ đánh cháu chết mất” – “Vâng chỉ cần cô đừng nói cháu nấp ở đây thôi. Cháu xin cô”. Tôi chui vào bờ cỏ. Kéo cỏ um tùm xung quanh phủ kín xuống quanh người. Phải đợi đến khi trời tối thì mới đi tiếp được. Không biết đã bao lâu… Bỗng nhiên tôi nghe tiếng nhiều người nói. Tôi vẫn nằm im. Tiếng nói ngày càng gần, càng gần. Rồi một tiếng quát vọng từ trên đầu tôi xuống, nơi bờ ruộng cao: “Nó đây rồi”. Mình đã bị bán rồi! Ý nghĩ thoáng qua đầu tôi. Tôi bước ra khỏi chỗ trốn và bước lên. 3 – 4 người nhảy vào đá đấm. Tôi liêu xiêu, loạng choạng vì bị đánh trong ruộng bùn ngập nước. “Thôi, đưa nó về trại” Họ đưa tôi qua những thửa ruộng, về phía đường cái, nơi đang dựng những chiếc xe máy. “Cho nó chạy bộ theo xe”. Tôi chạy trên đường nhựa, giữa những chiếc xe máy áp tải. Được một đoạn, thấy chậm quá, họ quát: “Thôi lên xe” và tôi ngồi kẹp giữa 2 người. Đến trại. Họ bẻ quặt hai tay tôi ra đằng sau qua chiếc cột nhà ngoài hành lang bằng gạch và còng số 8 lại. Họ dùng dùi cui vụt vào chân và các mắt cá chân. Nó sưng vù cả vài ngày sau đó, gây đau đớn khi đi lại. Lạ kỳ là tôi vẫn nhớ như in lúc đó tôi không có bất cứ một cảm giác đau đớn nào. Hồn tôi phải chăng đã thoát ra khỏi xác để không còn mọi cảm giác đớn đau. Hoặc giả như có một nỗi đau nào đó lớn hơn, nỗi đau về tự do vừa chợt tìm lại, lại bị vuột mất đã át đi cái nỗi đau về thể xác… Hay ý chí, lý tưởng đã hun đúc lên. Tôi không biết. – “Cho nó xích ở cột này đến ngày mai!” Tôi đứng đó, như Prométhée bị xiềng (1) Bi kịch Hy Lạp http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Dien_Tich/bai5_6.htm PRÔMÊTÊ Trong văn học phương Tây, người đọc thường gặp điển tích Prômêtê "ngọn lửa Prômêtê", "tinh thần Prômêtê", "thời đại Prômêtê" để nói tinh thần sáng tạo, ý chí bất khuất và rộng ra, văn minh, tiến bộ, tự do.. Prômêtê là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Truyền thuyết Prômêtê ăn trộm lửa của Trời, trao cho loài người rồi bị Trời trừng phạt, kể rằng Dơt nặn ra loài người, một sinh vật yếu đuối, không có khả năng gì để tồn tại và tự bảo vệ trước sóng gió, bão bùng và trước sự đe doạ của bao thú vật to, khoẻ, có sừng, có nọc độc, có nanh vuốt, biết bơi dưới nước, biết leo trèo. Thần Prômêtê thương loài người, luôn luôn tìm cách làm cho loài người đỡ khổ cực. Một lần, Thần giết con bò rất béo, lừa cho Dơt chọn được phần gồm toàn xương xẩu, gân và vó, còn phần nạc ngon nhất cho loài người. Dơt càng tức giận "Ðã thế, không bao giờ ta cho lửa loài người; chúng nó sẽ sống trong tối tăm, ngu dốt, khổ cực". Thần Prômêtê biết ý đồ độc ác ấy, một hôm, lúc thiên đình vắng vẻ, chàng châm ngọn lửa, giấu kín trong ruột một loại cây sậy, rồi chạy như bay xuống trần thế, không ai hay biết gì hết. Thần trao ngọn lửa thiêng cho loài người. Ngay đêm hôm ấy, Dơt thấy dưới mặt đất, những đốm lửa nghìn nghịt như sao sa. Dơt uất ức hét ầm ầm "Thế là loài người có lửa, ta không thể tiêu diệt loài người được nữa; có lửa, con người sẽ sánh ngang thần thánh. Ôi! tai họa! Ôi! tai hoạ! Nhưng không, không! Ta sẽ làm cho loài người đau khổ, ta sẽ trừng trị Prômêtê". Dơt tức khắc cho gọi thần thợ rèn chân thọt là Hêphaixtôt đến và ra lệnh nặn một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt vời, tóc như làn mây nhẹ, thân nàng óng ả như dòng suối lượn, tiếng nói thánh thót như chim ca, hai con mắt xanh biếc như biển cả- nàng Păngđo tuyệt thế giai nhân. Xưa nay, mặt đất chỉ rặt là đàn ông. Khi Păngđo xuất hiện, người đàn ông say đắm, không rời nàng một bước. Sức quyến rũ của Păngđo vô cùng kỳ diệu, nhưng nàng là một tai hoạ cho người đàn ông, nàng lừa dối, nên là nguồn gốc của mọi khổ đau mà người đàn ông phải chịu. Mặt khác, Dơt ra tay trừng trị Prômêtê. Dơt cho giải thần đến một đỉnh núi cao chót vót ở dãy Côcadơ hoang vu, xa tít mù tắp và ra lệnh cho thần thợ rèn Hêphaixtôt đóng đinh xiềng chàng vào núi đá. Prômêtê ngày bị mặt trời thiêu đốt, đêm rét buốt thấu đến xương tuỷ. Hàng ngày, một con đại bàng khổng lồ do Dơt sai đến, mổ bụng và ăn buồng gan của chàng. Song, thật kỳ diệu, buồng gan của vị thần bất tử đêm lại mọc ra, đầy đủ và tươi rói. Những cực hình kinh khủng ấy không thể khuất phục thần Prômêtê kiên cường. Prômêtê không run sợ. Chàng hiên ngang, không chịu nói một lời van xin. Bao nhiêu thế kỷ trôi qua, Prômêtê vẫn là Prômêtê bất khuất. Cuối cùng, Dơt chịu thua Prômêtê. Thần Hêraclet đến dãy núi Côcadơ, giương cung bắn chết Ðại bàng, trèo lên núi phá xiềng. Prômêtê được trả lại tự do. (theo Ðiển tích văn học- NXB Văn học 1996) http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=9444&catid=11 Không biết thời gian đã trôi qua bao lâu. Trời dần tối. Chợt họ tháo còng cho tôi và cho về buồng giam. Buổi tối, một trung úy công an tên là Định cho gọi tôi lên phòng riêng. Trung úy Định này còn trẻ và trong đội quản tù tại nhà máy gạch Cẩm Thanh. Tôi nhớ rõ anh ta đi chiếc xe máy Dream biển số xe có số 84. Tôi đang đi lên thì một cán bộ cấp cao hơn chạy ra. “Thanh, về buồng ngay. Mày lên đấy, nó đánh mày chết đấy” Tôi lại được đưa trở về buồng. Trung úy Định có vẻ tức tối lắm, nhưng chắc cấp nhỏ hơn nên đành chịu bất lực… Trong nhà tù, đó là một thế giới biệt lập và kỳ lạ. Nó kỳ lạ ngay từ những ngôn ngữ giữa các tù nhân. Mới vào tôi không hiểu. Đến giờ ăn, có người tù bảo: “ Mang “bo” ra xếp vào đi. Sau mới biết “bo” là cặp lồng. Buổi tối, nghe tiếng gọi: “anh Thanh, sang đây chém tí” Tôi hoảng quá, không biết mình làm gì mà nó bảo sang chém! Sau mới biết chém là tán chuyện, tán gẫu. Khi đó ở Hà Nội cũng chưa có từ “chém gió”, chưa có “Trà chanh chém gió” như bây giờ. Nói về một tù viên là “bơ”, là “bếch” có ngh Ngay hôm sau, tôi bị đày vào một khâu nặng nề nguy hiểm nhất trong dây chuyền sản xuất gạch ngói. Gạch nóng được dỡ ra từ lò nóng vừa được kéo ra từ lò nung. 2 tù nhân thành thạo có kinh nghiệm dỡ ra và ném xuống từ độ cao ban đầu hơn 3m. Gạch được ném xuống cùng với bụi gạch nóng mù mịt. Mỗi viên gạch lớn có kích thước 30cm x 30cm. Đó là các loại gạch người ta thường gọi là gạch mộc dùng để lát sân kho, sân phơi lúa… chúng được làm bằng đất sét, và sau đó nung lên qua lò nung bằng than. Chúng rất lớn và nặng. Để bắt được chúng phải có sức khỏe và sự tập trung liên tục. Lẽ ra công nhân phải được trang bị đầy đủ găng tay, kính bảo hộ, yếm da bảo hộ, giày… nhưng để tiết kiệm thì những người bắt gạch chỉ được phát găng tay, loại 2.000đ/đôi. Các loại găng tay đó chỉ chịu được khoảng 3 tiếng làm việc là đã rách bươm. “Đội” là từ được gọi cho cho các nhóm lao động ở ngoài trại. Trại chính là Cơ sở giáo dục tại Suối Hai, Ba Vì. Các đội sẽ xin người từ trại. Xin người cũng phải mất tiền cho trại. Ngoài ra là phải các khoản đóng góp, như kiểu thuế hàng tháng cho trại. Bởi vậy các đội sẽ tìm cách khai thác triệt để sức lao động của tù nhân và hạn chế chi phí. Chẳng biết thế nào nhưng nghe nói các cán bộ quản lý đều đã mua đất và xây nhà sau vài năm công tác. Tù nhân là những lao động không công. Đã có câu: “Nước sông, công tù” mà. Bắt những viên gạch lớn, nặng và nóng cùng bụi gạch mù mịt đó, xếp gần như ném chúng vào các xe bò để bên cạnh để còn kịp bắt viên tiếp theo. Xe đầy, những tù nhân khác trong nhóm vội vã kéo đi, nhường chỗ cho xe khác kéo vào. Các xe kéo đi khoảng hơn 100m, xếp thành các kiêu gạch hay đống ngói để chờ đem bán. Những tù nhân các ngày đầu làm gạch chân tay bầm giập, mệt đến nỗi bỏ cơm. Tôi nằm cạnh một tù nhân có cái tên thật đẹp là Nguyễn Thương Tín, nhà ở Quảng Ninh, to cao, đẹp trai. Nhà rất giàu có nhưng bị bố mẹ bỏ rơi. Sau này mãi mới thấy bố mẹ đánh ô tô lên thăm. Anh ta có thói cờ bạc. Buổi tối thường đánh sóc đĩa bằng đồ. Mỳ tôm, trứng vịt, có gì đánh nấy. Mới được gửi mấy thùng mỳ tôm, anh ta mang ra đánh hết. Thế là 2 thằng ăn chung với nhau phải nhịn. Ở tù đói rét, đôi khi người ta đối xử với nhau như những con thú. Vì một miếng ăn có thể đánh nhau. Mất trộm đồ, thức ăn là chuyện thường. Có hộp sữa vừa đục ra, đi làm về, buổi chiều đã thấy gần cạn… Vì căng thẳng, bị giam chung chặt chội nên thường rất dễ va chạm, đánh nhau. Khi đi làm bị kẻ khác sai khiến quát nạt, cũng dễ đánh nhau. Tôi nhỏ người nhưng không để bất cứ ai xúc phạm. Những tay ngổ ngáo khét tiếng ở trại tôi cũng không sợ. Chúng bắt tôi nhổ cỏ, khi chúng ngồi chơi. Tôi bảo sao mày không nhổ lại sai tao. Chúng tiến tới. Tôi lạnh lùng quan sát đón chờ. Đợi lại gần sẽ đá thẳng vào đùi non và những điểm yếu. Các cuộc đánh nhau thi thoảng lại xảy ra do bị xúc phạm… Những người tù bị đánh thức dậy vào 5h15 sáng. Mỗi người được nửa bát con cơm. Không có gì kèm theo bát cơm đó cả (nothing). Sau đó là xếp hàng điểm danh. Hơn 70 người, xếp thành 2 hàng dài. Sau đó di chuyển từ trại tù, (bao gồm nhiều buồng giam) đến nhà máy gạch. Đoạn đường dài hơn 1km. Sau đó được chia vào các tổ nhóm trong các công đoạn của dây chuyền làm gạch. Đúng 06h sáng bắt đầu công việc. Buổi trưa khoảng 12h lại xếp hàng điểm danh, đi về trại. Ăn, sau đó khoảng 1h30 lại điểm danh, xuất trại đến nhà máy. Riêng thời gian đi và về đã mất khoảng hơn 30 phút. Buổi chiều thường về vào lúc 5h30, nếu nhóm nào chưa xong khoán có thể kéo dài đến 7h tối. Sau đó bắt buộc phải về vì trời đã tối, khó kiểm soát được tù nhân. NẰM NGỤC (Phần II) ............... Chắc các bạn ngạc nhiên là sao trong tù lại có cả mỳ tôm, trứng. Nghe cũng oách, trong khi ở ngoài đời, nhiều khi cũng phải nhịn đói. Đó là do sự thăm nuôi của người thân và bạn bè. Tiền tù nhân nhận được sẽ được trại giữ lại và trao cho tờ phiếu có ghi số tiền. Dùng phiếu này mua hàng tại căng tin trại hay nhờ cán bộ đi chợ ngoài mua, nếu là ở đội sản xuất bên ...ngoài trại. Khi nhận được tiền gửi t...ôi thường tiêu hết rất nhanh, mời mọi người và giúp đỡ những người khó khăn không ai thăm nuôi. Vả lại trong tù, việc phóng khoáng như vậy tạo sự thân thiện ghê gớm. Mọi người có ấn tượng tốt về mình và coi trọng. Công việc cải tạo và áp lực nhờ đó giảm bớt. Ngoài ra các hành động đứng lên đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho trại (khoảng 400 người) cũng khiến mọi trại viên khác có thiện cảm. Khi hết tiền là ăn chỉ có cơm không với muối gia vị. Thật là khó nuốt, đôi khi bỏ cơm chỉ uống nước. Việc đánh nhau đôi khi xảy ra để gìn giữ danh dự. Có trại viên ngổ ngáo khi đá bóng thường chửi đm tất cả mọi người. Khi anh ta chửi đến mình thì mình chửi lại: Đm mày chửi ai. Anh ta là đầu gấu, tất nhiên là anh ta lao vào và đánh nhau. Xong rồi anh ta bị ban (Ban giám đốc trại) kiểm điểm, anh ta xin lỗi, và thế là lại thành bạn của nhau. Thời gian nằm trong trại, có những đợt đông, mỗi người được nằm 3 viên gạch (3x20cm=60cm). Buồng giam nhập thêm một loạt trại viên mới. Một trại viên được xếp ngay cạnh mình tên Đức, bị Aids giai đoạn cuối. Khắp người anh lở loét. Anh thường ngồi cậy các mụn, loang máu khô và cả máu tươi. Anh quê Thái Bình, rất tốt tính, điềm đạm, thường nói điều hay lẽ phải. Sau bệnh nặng hơn, anh phải nằm trạm xá trại và sau đó chuyển đi viện. Sau đó vài tháng, nghe tin anh đã chết... Trong tù tôi thường cầu nguyện, cầu những điều mình mong ước. Vì Đấng Cứu Thế cùng các Thánh Thần, Ngài tạo dựng ra thế giới này, tạo dựng ra muôn loài, người đàn ông và người đàn bà, che chở cho chúng con, gắn kết chúng con với nhau bằng tình yêu và hạnh phúc. Thời gian vì thế trôi qua thật mau... Trong trại, cứ mỗi tháng lại phải viết bản kiểm điểm, ghi tội danh khi vào trại, quá trình học tập cải tạo, đã nhận thức rõ được khuyết điểm chưa. Tôi chỉ có ghi rằng tôi không có tội, đề nghị trả tự do cho tôi. Sau này còn khoảng 3 tháng thì tôi ghi bừa là đã nhận rõ khuyết điểm để khỏi bị tăng án. Trong cơ sở giáo dục cứ 3 lần bị kỷ luật là bị tăng án (thời gian giam giữ) lên gấp đôi. Có thể bị tăng nhiều lần tối đa thời hạn giam giữ lên tới 5 năm. Chí, quê Hải Dương, một trong những người đã đánh nhau với tôi cũng bị tăng 2 lần án là 4 năm. Rồi lại gây gổ tiếp với người khác và bị vào nhà kỷ luật. Cứ 2, 3 lần kỷ luật như vậy lại bị tăng án. Khả năng lớn là anh ta sẽ bị kịch khung là 5 năm. Quãng thời gian anh ta ở trong trại thì đến hơn một nửa là nằm trong nhà kỷ luật. Nhà kỷ luật là một buồng bê tông kín, chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ. Mỗi ngày được cho một xô nhựa nước dùng cho tất cả mọi việc cá nhân. Cơm thì chỉ có cơm trại tức là một bát cơm, bát canh rau. Ngoài ra không được ăn thêm bất cứ thứ gì dù có tiền phiếu của nhà gửi. Khi được ra khỏi nhà kỷ luật, thường là thời gian 3 tháng/ lần, người trở nên xanh rớt và trắng bủng. Gọi là "Cơ Sở Giáo Dục" nghe thật mỹ miều. Để nguyên hoặc thêm chữ "đào tạo" thành "Cơ sở giáo dục đào tạo" nghe đúng là một trường PTTH cấp 2, cấp 3, hay trường bổ túc có đào tạo nghề. Khác cơ bản là một bên thuộc Bộ Giáo Dục quản lý, còn một bên là Bộ Công An quản lý. Hệ thống Cơ Sở Giáo Dục thuộc Cục quản lý trại giam V26, Tổng Cục 8, Bộ Công An quản lý. Gọi là GIÁO DỤC, nhưng chẳng có giáo dục gì hết. Đó là lao động cưỡng bức và chế độ sinh hoạt hà khắc. Chẳng có học tập gì hết, chính trị gì hết, cũng chẳng có chào cờ, hát quốc ca... Đặc biệt là chẳng có ai nói về lòng yêu nước, về biển đảo, lãnh thổ gì cả. Hoàng Sa, Trường Sa có khi là mấy hòn đảo ở tận... Nam cực. Về tiêu cực ngoài xã hội và trong trại, về sự thối nát của CĐ ta... thì lạ thay tù nhân nào cũng rành! Và để thay đổi được con người trong CSGD? Phải khẳng định là không! Nhiều trại viên còn vài ngày là xuất trại đã bàn nhau ra Sơn Tây thì mua ma túy ở đâu, chơi một phát cho thỏa chí bao ngày cực khổ... Nhà tù là một xã hội thu nhỏ. Nhiều trại viên đã nói thế. Ở ngoài có chạy chức, chạy chỗ thì trong tù cũng vậy. Có tiền nộp vào thì không cần làm đủ khoán, có thể giữ các chân nhàn hạ, oai hơn, có điều kiện để nấu nướng, cải thiện ăn uống. Hệ thống nhà tù, có thể nói một câu kết là không làm cho con người ta thay đổi tốt đẹp hơn lên, nếu không muốn nói là ngược lại, con người trở nên ích kỷ, độc ác hơn, tàn bạo hơn và manh động hơn. Điều đó góp phần làm cho xã hội ngày càng băng hoại dẫn tới sụp đổ và diệt vong cả một nền văn hóa Đại Việt 4000 năm. Âu đó cũng là một tin vui cho 95 triệu con dân Việt! See More CHỐNG LẠI TỰ DO SẼ CHỊU SỰ PHÁN XÉT CỦA LỊCH SỬ. “Kẻ nào chống lại lịch sử bằng một phát súng, sẽ hứng chịu cú đại bác của Lịch sử!” NHÀ TÙ – CƠ SỞ GIÁO DỤC (Phần III: Niềm tin chiến thắng!) Đã có nhiều dịp cực kỳ thuận lợi để đào thoát khỏi NHÀ TÙ – CƠ SỞ GIÁO DỤC. Đó là những buổi sáng mù sương của vùng đồi núi Sơn Tây, mới hơn 5h sáng, sương mù dày đặc một cách khủng khiếp. Chỉ cách tầm mắt khoảng 5m là đã không nhìn thấy gì. Hai bên lại là cánh đồng rộng mênh mông. Chỉ cần phóng một phát thẳng xuống cánh đồng rồi chạy đi bất cứ đâu tùy thích. Có đến hàng nghìn người cũng không thể truy bắt được chứ nói gì đến 4- 5 quản giáo đang chia nhau dọc theo đoàn tù. Tiếp đó là những ngày nước ngập mênh mông khắp nơi. Tứ bề là nước. Đó là những ngày cuối của tháng 12 năm 2008. Bầu trời tưởng như sập xuống cả Miền Bắc Việt Nam. Đó là cơn đại hồng thủy khủng khiếp trong lịch sử - Như cơn giận dữ cuồng nộ của đất trời, của Đấng Tối Cao trừng phạt loài người, những người đang gieo đau thương, tang tóc cho chính đồng bào của mình. Nước ngập mênh mông khắp nơi. Riêng trung tâm Hà Nội đã có tới 17 người chết vì nước. Ngay giữa những tòa nhà chọc trời của Hà Nội, nhiều phường phải dùng thuyền để cung cấp mỳ tôm, những thứ cần thiết cho người dân. Nước đã cô lập nhiều vùng dân cư rộng lớn… Những người tù chúng tôi vẫn phải đi làm. Công việc cấp bách là phải chuyển tất cả nhiều đống gạch mộc đang được phơi cho khô để đưa vào lò nung lên chỗ cao hơn. Rồi dọn dẹp, che chắn… Công việc rất nhiều và kéo dài đến tận tối khuya. Khung cảnh nhốn nháo khắp nhà máy rộng lớn. Chả thấy bóng dáng cán bộ quản giáo đâu. Có rất nhiều ngả đường và bờ tường thấp quanh nhà máy. Có thể thoải mái trốn thoát khi màn đêm đã buông xuống. Nhưng tôi đã không trốn. Sau lần trốn trước, tôi đã xác định là từ đây sẽ đối mặt. Đối mặt với thực tại đầy bất công để tôi luyện mình. Trong thời buổi loạn ly, có danh tướng thực sự nào trong lịch sử phát triển của xã hội loài người lại chưa từng trải qua nhà tù khắc nghiệt của chế độ cũ, những thể chế độc tài kìm hãm sự phát triển. Và cũng có một nguyên nhân quan trọng khác khiến tôi từ bỏ việc vượt ngục. Sau những ngày trốn trại phải lao động cực nhọc, tôi rất lo lắng cho tính mạng và sức khỏe. Nếu mình trốn về, không có ai che giấu, rồi cũng sẽ bị bắt lại. Chỉ có cách là phải liên hệ trước với Đại sứ quán Mỹ, để sau khi trốn sẽ vào thẳng đó. Sau vài ngày tôi đã tìm cách gọi nhờ điện thoại được của những lái xe bên ngoài vào mua gạch của nhà máy. Một giọng con gái vang lên. –“Tôi có thể gặp anh Hậu, phòng an ninh được không?” –“Vâng anh chờ máy” - “Alo, anh Hậu ạ. Em Thanh trước đây đã gặp anh. Em đang bị giam giữ và cưỡng bức lao động ở nhà máy gạch Cẩm Thanh, Thạch Thất. Em rất lo lắng. Đại sứ quán có thể giúp em được không?...” – “ ………. Chắc là không giúp được gì. Có rất nhiều trường hợp khác quan trọng hơn em nhiều…” Có điều gì đó như sụp đổ trong tôi. Đó là sự thất vọng. Đó là sự mất niềm tin. Cộng sản họ có rất nhiều phương tiện và thủ đoạn để lấy lòng những vị trí chủ chốt trong đại sứ quán. Độc tài có nghĩa là không có chế tài. Cũng có ít chính khách nào giữ mình được trước rượu ngon, gái đẹp, những lời nói ngọt ngào như mật ngọt…và những đồng tiền. Hơn ai hết tôi hiểu vì tiền đã khiến cho bao kẻ phá quấy cuộc sống, tình yêu của tôi, chọc ghẹo bằng những con số 84 và những sự quấy rối khác… ……………….. Tôi đã từng nghe tổng thống Bush tuyên bố trước đó với vài người Việt Nam bất đồng chính kiến được mời tới Nhà Trắng: “Các bạn đấu tranh vì tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội trên đất nước của các bạn, các bạn sẽ không cô đơn. Nước Mỹ và tôi luôn ở bên cạnh các bạn!” Tôi đã tin tưởng vào ông Bush. Đó là một người đàn ông mà lời nói luôn đi đôi với việc làm. Một người đàn ông thực sự…Nhưng giờ đây đã là những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ 2 của ông Bush trên ghế tổng thống Mỹ. Có quá nhiều việc phải làm. Tạm biệt và cảm ơn ông Bush. Mong có dịp ông sang Việt Nam chơi với tư cách là các đồng minh của nhau. Sau này tôi cũng đánh giá rất cao bà Hillary Clinton. Mong bà ý sẽ ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới. ………………… Thân thể chúng ta ở trong tù, nhưng ý chí bất khuất, yêu tự do và yêu nước của chúng ta là mãi mãi! Không gì có thể ngăn cản ý chí của người dân của chúng ta vì một nước Việt tự do và dân chủ., phồn vinh, sánh vai cùng thế giới văn minh và tiến bộ! Tất cả những kẻ nào đi ngược lại điều đó sẽ bị đào thải, bị trừng trị và chịu sự phán xét của lịch sử! Chúng ta đã, đang vượt qua những khó khăn và những thử thách, và chúng ta xứng đáng được đón nhận những vòng nguyệt quế của chiến thắng đang đến rất gần với dân tộc Việt và những con dân Việt của chúng ta. Đó là NIỀM TIN CHIẾN THẮNG của dân tộc! CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH Tại cuộc gặp vô cùng quan trọng giữa tổng thống siêu cường B. Obama và President TS. Tình hình châu Á – Thái Bình Dương đang căng như dây đàn. Nếu không kiểm soát được rất có thể sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Không ai có thể biết hậu quả của nó ra sao. Nhưng như Abert Einstein đã nói: “Tôi không biết cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ diễn ra như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn là chiến tranh thế giới thứ 4 thì người ta sẽ dùng gậy gộc và đá để chọi nhau”. Vì vậy để ngăn chặn ngay từ mầm mống có thể dẫn đến thảm họa hủy diệt của thế chiến 3, Hoa Kỳ cần sự hợp tác của nhiều quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng. Việc đầu tiên là phải chặn đứng các cường quốc mới nổi hãnh tiến đầy tham vọng mà khởi nguồn giống như chủ nghĩa phát xít. Đó là mở rộng lãnh thổ, lãnh hải, xâm chiếm bất chấp luật pháp quốc tế. Đó chính là Trung Quốc! Cuộc gặp được thêm gia vị bằng các vấn đề kinh tế, thương mại, hợp tác giáo dục, tìm kiếm hài cốt,… để giảm bớt sự căng thẳng của vấn đề trọng tâm là biển đảo. Đã hơn nửa tiếng trôi qua nhưng mọi vấn đề đều như đi vào ngõ cụt, ngay từ những vấn đề đơn giản nhất như thuế đánh vào hàng dệt may, vấn đề nhân quyền… vẻ mặt của 2 vị nguyên thủ thể hiện sự căng thẳng. Không khí như trùng xuống. Bỗng nhiên bằng sự nhạy cảm ngoại giao và tính thẳng thắn bộc trực của người Mỹ, Obama lên tiếng: “Tôi thấy có vẻ như ngài không được thoải mái lắm… Ngài có vui lòng nếu tôi cho mang một chiếc Điếu Cày vào đây?” Như trút được cả một ngọn núi đè trên vai, President TS. Giãn mọi cơ mặt nở nụ cười tươi rói: - “Ồ, nếu ngài cho phép.” – “Được lắm chứ, được lắm chứ. Thú thực với ngài là tôi cũng đang trong cơn vật vã, nhưng sợ không đúng phép tắc ngoại giao. Trước đây gia đình chúng tôi sống ở Indonesia, và bên cạnh nhà tôi là một gia đình người Việt Nam mà người cha nghiện thuốc lào. Sau khi kết bạn với ông ấy, chúng tôi thực sự là rất hợp nhau. Chúng tôi có thể trao đổi thoái mái với nhau về mọi vấn đề lớn như dải Thiên Hà đến nhỏ như con thỏ và phần lớn là thống nhất về quan điểm… Trong khi nói chuyện ông ý liên tục bắn thuốc lào. Thấy tôi có vẻ chăm chú quan sát với vẻ hiếu kỳ. Ông ý ngỏ lời: "anh Obama có muốn thử một chút không? Mình là đàn ông mà!" Hồi đó tôi còn trẻ, và luôn háo hức khám phá những điều mới lạ. Tôi bèn thử với suy nghĩ một lần cho biết rồi thôi, có làm sao! Sau khi châm thuốc, tôi xì ra bắt trước ông ý, rồi nâng điếu lên, lấy hết hơi hít vào thật mạnh. Tiếng điếu kêu giòn tan như dàn kèn đồng của đội quân nhạc. Nói thật chứ, không âm thanh nào nghe hấp dẫn, rộn ràng tươi vui được như thế. Rít hết cả hơi xong, tôi hạ điếu xuống. Và, OMG, tôi thấy trời đất chao đảo... và ngã vật xuống. Cũng may là bà ấy nhà tôi bấy giờ đã kịp thời đỡ lấy tôi. Một cảm giác đê mê, lâng lâng bay bổng tràn ngập con người tôi. Trong phút giây tôi ngỡ như mình đang là Tổng thống Mỹ, một giấc mơ mà sau khi tỉnh lại tôi thấy mình thật điên rồ”. Trong khi ông TS chăm chú với vẻ thích thú nghe ông Obama nói, thì công vụ đã mang điếu đóm và thuốc lào tới. “Nào mời quí khách, xin mời ngài dùng trước” Ông Obama nói. President TS háo hức đón lấy chiếc điếu cày, vê một vê thuốc lào vào lõ điếu, sau đó châm lửa vào đóm. Ông đưa chiếc điếu lên miệng và đưa que đóm đang cháy vào chỗ thuốc lào vừa vê. Ông bập bập miệng cho lửa bén vào vê thuốc lào, rồi hít một hơi dài. Ông phì vê thuốc lào đã cháy hết ra, nâng điếu lên, và lấy hơi, rít một hồi bất tận như tiếng còi tàu trên biển Đông đang dậy sóng. Sau chuyến bay dài đến Mỹ, vẫn còn đôi chút mệt mỏi, ông đã say thuốc lào. Như các cụ nhà ta ví von thì là: “Say như điếu đổ”. Trong giây phút đê mê, ông thấy quê hương VN của ông lại trù phú, ấm no. HS, TS, TBG, ANQ,… lại trở về với quê hương. Ông Obama nhẹ nhàng đỡ lấy điếu, và lặp lại các động tác như ông TS. Cả hai ông cùng phê. Và họ bỗng thấy thế giới đổi khác. Mọi vấn đề nghiêm trọng bỗng chốc trở nên dễ dàng, thanh thoát và nhẹ nhàng. Mở lời sau cơn phê là ông Obama. Ông nhìn chiếc điếu cày và nói: Điếu Cày!?? Ông ngước ánh mắt mở to nhìn xa xăm về phương trời Nam. Ngay tức thì ông TS đáp:"Chúng tôi sẽ thả Điếu Cày ngay bây giờ. Chúng tôi cũng sẽ thả cả Điếu Bát và tất cả các loại điếu khác… ". Sau đó ông TS tiếp lời: " tôi rít thuốc lào mà tưởng như nghe tiếng sóng biển Đông…". Ông Obama: "Chúng tôi sẽ điều ngay hạm đội 7, hạm đội 8, hạm đội 9 tới biển Đông, và cho 10.000 quân đồn trú trên TS… Chúng tôi cũng sẽ cung cấp tất cả các loại vũ khí các ông cần, đồng thời chuyển giao tất cả các loại siêu công nghệ vũ khí mới nhất chúng tôi dự định sử dụng cho chiến tranh giữa các vì sao…" Các mệnh lệnh được thực thi. Cả 2 ông bỗng trở nên như những cậu bé tuổi mười lăm, mười sáu. Cuộc đời hóa ra thật đơn giản, nếu chúng ta biết bỏ đi mọi định kiến, sự ích kỷ, sự lên gân, biết thay đổi con người của chính mình, vì bạn bè, vì con người, qua đó là đem lại hòa bình, phồn vinh, vững chắc cho chính quốc gia của mình, cho thế giới. Cùng nhau đoàn kết hợp lực cùng toàn thế giới kiên quyết ngăn chặn và dập tắt mọi mầm mống manh nha của chủ nghĩa phát xít và đế quốc mới… Mọi vấn đề cần hợp tác trao đổi đã hoàn hảo, mỹ mãn, chóng vánh đến ngạc nhiên. Bỗng giọng ông Obama trầm xuống: "Giờ đây tôi chỉ còn có một vấn đề, đúng một vấn đề nữa thôi… Tôi có thằng bạn bên VN hồi còn là sinh viên, tên là Thanh, ĐTDĐ 0977778992. Nó bị ngăn cản, ngăn cấm trong chuyện tình cảm, bị trêu chọc và quấy rối cuộc sống cá nhân đã suốt bao năm nay. Chuyện này còn tồn đọng từ thời ông Bush. Tôi rất áy náy và giận dữ…" Ông TS nói: "Tôi sẽ phối hợp với những người có trọng trách lớn nhất mở cuộc tổng điều tra và trừng trị những kẻ gây tội ác. Tôi khẳng định mọi việc sẽ chấm dứt ngay khi tôi trở về VN". Hai vị nguyên thủ cùng trao đổi số điện thoại di động với cam kết sẽ không tắt máy, luôn luôn nghe máy khi bên kia gọi, không thay đổi số máy ngay cả khi hết nhiệm kỳ trở về với vợ! Ông Obama nhờ ông TS chuyển lời mời trân trọng tới ông Thanh.