Tiếp Theo Kỳ Trước
Theo Phùng Hữu Lan, trước Hàn Phi tử là lý thuyết gia cuối cùng và lớn nhất, có ba nhóm tư tưởng gia khác nhau. Thủ lãnh của một nhóm là Thận Đáo, người đồng thời với Mạnh Tử, chủ trương “thế” là yếu tố trọng yếu nhất đối với chính trị, và chính quyền. Thủ lãnh của nhóm thứ hai là Thân Bất Hại (chết năm 337 tr. C.N.) chủ trương “pháp” là yếu tố trọng yếu nhất. Thủ lãnh của nhóm thứ ba là Thương Ưởng, cũng được biết dưới tên Thương quân (chết năm 338 tr. C.N.) lại nhấn mạnh đến “thuật”. Chữ “thế” có nghĩa là thế lực hay quyền thế; “pháp” có nghĩa là luật hay sự quy định luật lệ; “thuật” có nghĩa là phương pháp hay nghệ thuật giải quyết công việc và điều khiển người tức là “thuật cai trị”.
Hàn Phi tử đồng ý rằng cả ba đều cần. Ông nói: “Cho nên bậc minh chúa dùng luật như Trời, dùng người như quỷ. Như Trời thì không trái, như quỷ thì không khốn. Lấy “thế” mà hành giáo nghiêm nhặt, thì kẻ địch không dám làm trái… Sau đó “pháp” mới thi hành nhất trí.” (Hàn Phi tử, thiên 48). Minh chúa là phải như Trời, bởi vì hành động ngay thẳng vô tư, hợp với pháp luật. Đó là công dụng của “pháp”. Minh chúa lại như quỷ thần, bởi vì có tài dùng người khiến người không hiểu được dùng như thế nào. Đó là công dụng của “thuật”. Minh chúa lại có quyền thế để áp dụng mệnh lệnh một cách nghiêm nhặt. Đó là công dụng của “thế”. Cả ba là “công cụ của đế vương”. (Thiên 43). Không được sao lãng phần nào.” Phùng Hữu Lan, dịch giả Nguyễn Văn Dương, Sách đã dẫn, trang 165-6).
Điều khiến cho Tần Thủy Hoàng thành công công việc thống nhất Trung Hoa ngoài chính sách “phần thư khanh nho” (đốt sách, chôn học trò) lại còn dám áp dụng các biện pháp cải cách sắt máu quan trọng trong đó có việc tiêu diệt giai cấp quý tộc mà lập ra một giai cấp mới là giai cấp quân nhân. Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, “Tần đã thành công nhờ chính sách độc tài, sự tổ chức chặt chẽ, chiến thuật đại tài, mà cũng nhờ mưu mô xảo quyệt: dùng một bọn do thám cho lẻn vào tất cả các nước, vung tiền ra mua chuộc các đại phu, tướng quân của địch, mua chuộc không được thì ám sát. Những cách đó thành công rồi, lúc đó Tần mới đưa quân vô. Hàn (230), Triệu (228), Ngụy (225), Sở (223), Tề (221) đều vì vậy mà bị diệt.” (Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 2003, trang 112).
Mua chuộc không được thì ám sát, tức là sử dụng bạo lực bởi vì mục đích biện minh cho phương tiện (La fin justifie les moyens). Tuy cùng là học trò của Tuân tử nhưng hành động và tư tưởng của Lý Tư lại khác với phong cách và triết thuyết của Hàn Phi tử.
Bạo lực nói chung là con đường hành động của những người theo chủ nghĩa Cộng Sản như Mao Trạch Đông giết Lưu Thiếu Kỳ và hơn 70 triệu người dân Trung Hoa trong thời đại y cai trị đất nước này. Stalin thanh toán hàng vạn đồng chí của y cùng khoảng 20 triệu người dân Nga đã bị tiêu diệt tính từ khi có đảng CS Liên Xô cho đến ngày đảng này cáo chung (theo Hắc Thư về chủ nghĩa Cộng Sản, Tập I, dịch giả Hồ Văn Đồng, Cơ sở xuất bản Hội Phát Triển Văn Hóa Việt Mỹ, Seatle, WA, 2002, trang14). Thậm chí có người như lãnh tụ Đệ Tứ Quốc Tế Léon Trotsky đã chạy trốn sang tận Mễ Tây Cơ cũng bị ám sát (1936). Hồ Chí Minh gọi nhóm Đệ Tứ là “những con chó của Phát-xít” đã tìm cách giết Tạ Thu Thâu, Dương Bạch Mai, Bùi Công Trừng (gốc Đệ Tứ), thủ tiêu Trương Tử Anh, lãnh tụ Đại Việt, Huỳnh Phú Sổ, Giáo chủ Hòa Hảo và là lãnh tụ của Dân Xã Đảng, Phạm Quỳnh, nhà văn hóa tài danh, Ngô Đình Khôi, Tổng Đốc Quảng Nam, nhà hành chánh tài giỏi của Việt Nam và một triệu người dân vô tội.
Theo Hồ Sĩ Khuê trong cuốn sách Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm & Mặt Trận Giải Phóng “1938, Tố Hữu bị phủ doãn Thừa Thiên bắt giam. Cùng một lúc nhà trọ của tôi bị mật thám Pháp khám xét nửa đêm đến sáng. Tôi không có mặt, nhờ đang nghỉ lễ Các Thánh ở quê. Không tìm ra được tài liệu gì, nhưng ông chủ nhà tôi trọ cũng bị giam oan mấy tháng.Tố Hữu nằm lao Thừa Phủ, chuyển ra cho bài thơ “Con chim của tôi”, kể chuyện trong nhà lao anh nuôi một con chim nhỏ, không săn sóc được nên nó chết. Trong bài thơ có câu tôi nhớ mãi:
Tôi đã tù sao bắt nó tù!
Và đoạn kết:
Nó chết rồi, con chim của tôi !
Ngậm oan như nó biết bao người,
Nếu không ra khỏi vòng giam cấm,
Quyết chẳng ưu lưu luyến cõi đời.
Bài thơ nhân tính, nhân tình biết mấy!
Sau năm 1975, xem toàn tập “Thơ Tố Hữu” nhà nước Xã hội chủ nghĩa xuất bản, không thấy đoạn kết này, đã một thời làm xúc động thanh niên học sinh thành Huế. Tôi cười bảo một cán bộ, bạn chung ngày xưa: Có lẽ đồng chí Tố Hữu của anh khi cầm quyền đã bắt giam vô số “con chim” khác, nhất là mấy con chim “Nhân văn Giai phẩm”, nay thấy đoạn kết bài thơ nhân ái xưa nổi tiếng của mình không thành thực như bài khóc Staline, nên cho là vô vị mà gạt đi chăng. Trừ Tố Hữu, ai trả lời cho tôi được.” (trang 137).
Dĩ nhiên với một Tố Hữu năm 1956 thì khác, vì lúc này ông ta là công thần của chế độ nên phải gào thét, khai triển bạo lực để xây dựng chính quyền vô sản, ăn cơm chúa phải múa tối ngày mà:
Thắp đèn cho sáng ba gian,
Lôi mi ra giữa đình làng đêm nay.
Trăm tay xỉa xuống mặt mày,
Trăm tay xỉa xuống mặt đầy gian tham.
Lê-nin đã từng vạch rõ cho hàng đồ đệ một chính sách rõ ràng lúc sử dụng bạo lực, đã để lại câu nói “ Giết người là kỹ thuật cầm quyền” cho nên những người như Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ v.v… đều cúi đầu thi hành răm rắp. Kỷ luật sắt của Cộng Sản là như vậy!
Đảng Cộng Sản Việt Nam thời họ Hồ và nay cũng vậy, đã chủ trương “thà giết lầm hơn bỏ sót” hay “trí phú địa hào, đào tận gốc tróc tận rễ” trong các đợi Cải Cách Ruộng Đất (1953-1956) cho nên đã có hơn 170,278 người phải bỏ mạng cách oan uổng, vô tội. Nghĩa là người Cộng Sản Việt Nam đã tận dụng bạo lực trong việc cướp đoạt chính quyền năm 1945, cướp đất của nông dân bằng chính sách “hợp tác hóa nông nghiệp”san bằng các thế lực thù nghịch do nền văn hóa truyền thống Việt Nam xây dựng từ nhiều thế kỷ tại nông thôn trong đó có tình cha con, nghĩa vợ chồng, tình lân lý (hàng xóm), tương giao giữa người lớn trẻ nhỏ v.v… Họ san bằng, cào bằng hết sau các đợt đánh kinh tế năm 1975 tạo ra tâm lý sợ hãi khắp nơi trên toàn quốc. Tâm lý sợ hãi là tình trạng phổ biến khắp nơi, trong mọi giai tằng xã hội cho đến nỗi nhà văn Nguyễn Tuân đã có lần kín đáo tâm sự với bạn bè “ Tớ sở dĩ còn sống đến ngày hôm nay là vì tớ biết… sợ”. Bạo lực đã lên ngôi và nền văn hóa sự chết đã thống trị toàn cõi Việt Nam. Nhưng chế độ CS duy trì tình trạng sợ hãi này được bao lâu? Đó là câu hỏi tôi sẽ trả lời trong các loạt bài kế tiếp.
Nguyễn Đức Cung
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:"Times New Roman";
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Tiếp Theo Kỳ Trước
Theo Phùng Hữu Lan, trước Hàn Phi tử là lý thuyết gia cuối cùng và lớn nhất, có ba nhóm tư tưởng gia khác nhau. Thủ lãnh của một nhóm là Thận Đáo, người đồng thời với Mạnh Tử, chủ trương “thế” là yếu tố trọng yếu nhất đối với chính trị, và chính quyền. Thủ lãnh của nhóm thứ hai là Thân Bất Hại (chết năm 337 tr. C.N.) chủ trương “pháp” là yếu tố trọng yếu nhất. Thủ lãnh của nhóm thứ ba là Thương Ưởng, cũng được biết dưới tên Thương quân (chết năm 338 tr. C.N.) lại nhấn mạnh đến “thuật”. Chữ “thế” có nghĩa là thế lực hay quyền thế; “pháp” có nghĩa là luật hay sự quy định luật lệ; “thuật” có nghĩa là phương pháp hay nghệ thuật giải quyết công việc và điều khiển người tức là “thuật cai trị”.
Hàn Phi tử đồng ý rằng cả ba đều cần. Ông nói: “Cho nên bậc minh chúa dùng luật như Trời, dùng người như quỷ. Như Trời thì không trái, như quỷ thì không khốn. Lấy “thế” mà hành giáo nghiêm nhặt, thì kẻ địch không dám làm trái… Sau đó “pháp” mới thi hành nhất trí.” (Hàn Phi tử, thiên 48). Minh chúa là phải như Trời, bởi vì hành động ngay thẳng vô tư, hợp với pháp luật. Đó là công dụng của “pháp”. Minh chúa lại như quỷ thần, bởi vì có tài dùng người khiến người không hiểu được dùng như thế nào. Đó là công dụng của “thuật”. Minh chúa lại có quyền thế để áp dụng mệnh lệnh một cách nghiêm nhặt. Đó là công dụng của “thế”. Cả ba là “công cụ của đế vương”. (Thiên 43). Không được sao lãng phần nào.” Phùng Hữu Lan, dịch giả Nguyễn Văn Dương, Sách đã dẫn, trang 165-6).
Điều khiến cho Tần Thủy Hoàng thành công công việc thống nhất Trung Hoa ngoài chính sách “phần thư khanh nho” (đốt sách, chôn học trò) lại còn dám áp dụng các biện pháp cải cách sắt máu quan trọng trong đó có việc tiêu diệt giai cấp quý tộc mà lập ra một giai cấp mới là giai cấp quân nhân. Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, “Tần đã thành công nhờ chính sách độc tài, sự tổ chức chặt chẽ, chiến thuật đại tài, mà cũng nhờ mưu mô xảo quyệt: dùng một bọn do thám cho lẻn vào tất cả các nước, vung tiền ra mua chuộc các đại phu, tướng quân của địch, mua chuộc không được thì ám sát. Những cách đó thành công rồi, lúc đó Tần mới đưa quân vô. Hàn (230), Triệu (228), Ngụy (225), Sở (223), Tề (221) đều vì vậy mà bị diệt.” (Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 2003, trang 112).
Mua chuộc không được thì ám sát, tức là sử dụng bạo lực bởi vì mục đích biện minh cho phương tiện (La fin justifie les moyens). Tuy cùng là học trò của Tuân tử nhưng hành động và tư tưởng của Lý Tư lại khác với phong cách và triết thuyết của Hàn Phi tử.
Bạo lực nói chung là con đường hành động của những người theo chủ nghĩa Cộng Sản như Mao Trạch Đông giết Lưu Thiếu Kỳ và hơn 70 triệu người dân Trung Hoa trong thời đại y cai trị đất nước này. Stalin thanh toán hàng vạn đồng chí của y cùng khoảng 20 triệu người dân Nga đã bị tiêu diệt tính từ khi có đảng CS Liên Xô cho đến ngày đảng này cáo chung (theo Hắc Thư về chủ nghĩa Cộng Sản, Tập I, dịch giả Hồ Văn Đồng, Cơ sở xuất bản Hội Phát Triển Văn Hóa Việt Mỹ, Seatle, WA, 2002, trang14). Thậm chí có người như lãnh tụ Đệ Tứ Quốc Tế Léon Trotsky đã chạy trốn sang tận Mễ Tây Cơ cũng bị ám sát (1936). Hồ Chí Minh gọi nhóm Đệ Tứ là “những con chó của Phát-xít” đã tìm cách giết Tạ Thu Thâu, Dương Bạch Mai, Bùi Công Trừng (gốc Đệ Tứ), thủ tiêu Trương Tử Anh, lãnh tụ Đại Việt, Huỳnh Phú Sổ, Giáo chủ Hòa Hảo và là lãnh tụ của Dân Xã Đảng, Phạm Quỳnh, nhà văn hóa tài danh, Ngô Đình Khôi, Tổng Đốc Quảng Nam, nhà hành chánh tài giỏi của Việt Nam và một triệu người dân vô tội.
Theo Hồ Sĩ Khuê trong cuốn sách Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm & Mặt Trận Giải Phóng “1938, Tố Hữu bị phủ doãn Thừa Thiên bắt giam. Cùng một lúc nhà trọ của tôi bị mật thám Pháp khám xét nửa đêm đến sáng. Tôi không có mặt, nhờ đang nghỉ lễ Các Thánh ở quê. Không tìm ra được tài liệu gì, nhưng ông chủ nhà tôi trọ cũng bị giam oan mấy tháng.Tố Hữu nằm lao Thừa Phủ, chuyển ra cho bài thơ “Con chim của tôi”, kể chuyện trong nhà lao anh nuôi một con chim nhỏ, không săn sóc được nên nó chết. Trong bài thơ có câu tôi nhớ mãi:
Tôi đã tù sao bắt nó tù!
Và đoạn kết:
Nó chết rồi, con chim của tôi !
Ngậm oan như nó biết bao người,
Nếu không ra khỏi vòng giam cấm,
Quyết chẳng ưu lưu luyến cõi đời.
Bài thơ nhân tính, nhân tình biết mấy!
Sau năm 1975, xem toàn tập “Thơ Tố Hữu” nhà nước Xã hội chủ nghĩa xuất bản, không thấy đoạn kết này, đã một thời làm xúc động thanh niên học sinh thành Huế. Tôi cười bảo một cán bộ, bạn chung ngày xưa: Có lẽ đồng chí Tố Hữu của anh khi cầm quyền đã bắt giam vô số “con chim” khác, nhất là mấy con chim “Nhân văn Giai phẩm”, nay thấy đoạn kết bài thơ nhân ái xưa nổi tiếng của mình không thành thực như bài khóc Staline, nên cho là vô vị mà gạt đi chăng. Trừ Tố Hữu, ai trả lời cho tôi được.” (trang 137).
Dĩ nhiên với một Tố Hữu năm 1956 thì khác, vì lúc này ông ta là công thần của chế độ nên phải gào thét, khai triển bạo lực để xây dựng chính quyền vô sản, ăn cơm chúa phải múa tối ngày mà:
Thắp đèn cho sáng ba gian,
Lôi mi ra giữa đình làng đêm nay.
Trăm tay xỉa xuống mặt mày,
Trăm tay xỉa xuống mặt đầy gian tham.
Lê-nin đã từng vạch rõ cho hàng đồ đệ một chính sách rõ ràng lúc sử dụng bạo lực, đã để lại câu nói “ Giết người là kỹ thuật cầm quyền” cho nên những người như Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ v.v… đều cúi đầu thi hành răm rắp. Kỷ luật sắt của Cộng Sản là như vậy!
Đảng Cộng Sản Việt Nam thời họ Hồ và nay cũng vậy, đã chủ trương “thà giết lầm hơn bỏ sót” hay “trí phú địa hào, đào tận gốc tróc tận rễ” trong các đợi Cải Cách Ruộng Đất (1953-1956) cho nên đã có hơn 170,278 người phải bỏ mạng cách oan uổng, vô tội. Nghĩa là người Cộng Sản Việt Nam đã tận dụng bạo lực trong việc cướp đoạt chính quyền năm 1945, cướp đất của nông dân bằng chính sách “hợp tác hóa nông nghiệp”san bằng các thế lực thù nghịch do nền văn hóa truyền thống Việt Nam xây dựng từ nhiều thế kỷ tại nông thôn trong đó có tình cha con, nghĩa vợ chồng, tình lân lý (hàng xóm), tương giao giữa người lớn trẻ nhỏ v.v… Họ san bằng, cào bằng hết sau các đợt đánh kinh tế năm 1975 tạo ra tâm lý sợ hãi khắp nơi trên toàn quốc. Tâm lý sợ hãi là tình trạng phổ biến khắp nơi, trong mọi giai tằng xã hội cho đến nỗi nhà văn Nguyễn Tuân đã có lần kín đáo tâm sự với bạn bè “ Tớ sở dĩ còn sống đến ngày hôm nay là vì tớ biết… sợ”. Bạo lực đã lên ngôi và nền văn hóa sự chết đã thống trị toàn cõi Việt Nam. Nhưng chế độ CS duy trì tình trạng sợ hãi này được bao lâu? Đó là câu hỏi tôi sẽ trả lời trong các loạt bài kế tiếp.
Nguyễn Đức Cung
-->
Bài bình luận gần đây