/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:6.0pt;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:0in;
mso-para-margin-left:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:"Times New Roman";
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Trong vụ cưỡng chế đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng làm nóng bỏng dư luận cả tháng nay, có một chi tiết làm tôi chú ý là trong số 6 chiến sĩ bị dính đạn hoa cải, có 4 công an và 2 chiến sĩ quân đội. Như vậy, trong vụ này quân đội cùng tham gia cướp đất nhà ông Vươn trái pháp luật?
Vấn đề dùng các lực lượng vũ trang đối đầu với nhân dân đã được đặt ra từ lâu, hầu như những vấn đề đụng chạm giữa chính quyền và nhân dân, tôn giáo như dùng lực lượng vũ trang nhân dân đi chiếm đất cho các đại gia là chuyện thường ngày ở VN. Các Đại gia là những người có lắm tiền, mà lắm tiền ở VN thì cũng có muôn ngàn con đường khác nhau, không thiếu một con đường thành đại gia nhanh nhất là tham nhũng, mà tham nhũng thì chỉ có quan chức, đảng viên mới tham nhũng được mà thôi.
Dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, lấy đất Cồn Dầu và lân cận cho Công ty CP Đầu tư Mặt Trời.
Sau khi có tiền thì lập nên công ty Cổ phần nào đó rồi vẽ vời ra dự án, quy hoạch... nhằm chiếm đất dân bán chác kiếm lời để đồng tiền biết sinh lời thành chức tước, thành nhiều thứ có thể thao túng xã hội.
Những cuộc chiếm cướp nhằm đạt mục đích vật chất đã thể hiện đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lê "Vật chất có trước, tinh thần có sau" nên nhiều khi bất chấp đạo lý, bất chấp luật pháp và tình người.
Nhưng, trước đến nay, lực lượng vũ trang được sử dụng chủ yếu là công an. Dù vẫn mang tên là "Công an nhân dân" nhưng để xác định lại mục đích, tác dụng và nhiệm vụ của lực lượng này như xưa nay thường được ca ngợi "vì nhân dân quên mình" e rằng đã hết thuốc chữa khi lực lượng công an đã chính thức định nghĩa lại mình bằng câu khẩu hiệu "Còn đảng, còn mình". Vì thế khi quyền lợi của người dân đối kháng với quyền lợi của đảng, thì đảng huy động công an đến bảo vệ quyền lợi của mình là không lạ.
Còn Quân đội Nhân dân thì sao?
Từ lâu, cũng như muôn vàn khẩu hiệu tốt đẹp đã được đảng, nhà nước, quân đội luôn đưa ra nhiều đến mức từ đứa trẻ trong bụng mẹ tới cụ già sắp xuống lỗ đều được không ít lần nghe và nhớ là "Quân đội ta, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu".
Qua bao năm chiến tranh, những người con, những người cháu trong các gia đình nông dân Việt Nam lên đường cầm súng chiến đấu với một lý tưởng là bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân, trong đó có gia đình, cha mẹ và đất nước mình. Có bao giờ họ nghĩ sẽ có ngày cầm súng bắn vào chính những người nông dân một nắng hai sương kia hay không?
Nay những người lính "từ nhân dân mà ra" lại vác súng đi chiến đấu vì một nhóm lợi ích, quan chức nào đó?
Năm trước, bản tin trên mạng cho biết rằng ở Nam Định: Dùng Quân đội kết hợp Công an đàn áp nhân dân để cướp đất. Ở đó người dân cho biết rằng “Chỉ vì vùng chúng tôi cống hiến nhiều quân nhân, bây giờ số cựu chiến binh rất lớn, họ sẵn sàng đứng lên vạch mặt bọn quan tham cướp đất. Khi họ đứng lên, công an chẳng dám đụng vào. Vì thế, nhà nước đưa quân đội về đây để trấn áp cựu chiến binh đấy”.
Tưởng rằng cũng chỉ có một vụ việc ở Nam Định đó mà thôi.
Thế rồi gần đây, các tỉnh, thành phố đua nhau "diễn tập chống bạo loạn, khủng bố..." mà nội dung là "Theo Báo Phú Thọ, tình huống giả định của diễn tập thực binh chống gây rối an ninh, bạo loạn chính trị là có một nhóm người do bức xúc về công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã kéo lên trụ sở UBND tỉnh đưa yêu sách, kiến nghị".
Ở các cuộc diễn tập đó không chỉ có công an và các lực lượng khác mà có cả lực lượng Quân đội với đầy đủ các quan chức quân đội nhân dân?
Như vậy, chỉ việc người dân được giả định là bức xúc kéo lên UBND Tỉnh đưa yêu sách, kiến nghị... cũng đã có bài bản huy động cả công an và không chỉ công an, còn cả quân đội đến để giải quyết(!).
Và quân đội đã chính thức bước vào "cuộc chiến mới" với nhân dân bị cướp đất bằng những bài học diễn tập thời gian qua?
Thử hỏi, trong các điều lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam có điều nào cho phép dùng lực lượng này đi chiếm cướp đất của nhân dân cho một nhóm người nào đó hay không? Vậy câu nói cửa miệng "đi dân nhớ, ở dân thương" có còn tác dụng, hay chỉ có tác dụng những khi còn cần đến nhân dân?
Khi cưỡng chế đất đai của anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lực lượng quân đội được điều động đến để bị dính đạn hoa cải. Vậy những người lính hôm đó có biết rằng Đoàn Văn Vươn đã từng là một chiến sĩ, cũng đã từng chiến đấu "vì hạnh phúc của nhân dân" nay về quê bỏ ra bao công sức, xương máu và tính mạng để làm nên cơ nghiệp mà các chiến sĩ này đang vác súng đạn đến để chiếm cướp cho thỏa lòng quan chức nào đó? Họ có nghĩ rằng ngay ngày mai đây thôi, khi hết nhiệm vụ mấy năm, họ cũng có thể là nạn nhân của đội quân hôm nay họ đang ra sức phục vụ bằng tính mạng, xương máu của mình trong những vụ cướp đất khác?
Những hành động đó nhân danh cái gì?
Trong lịch sử đất nước này, may chăng việc dùng quân đội để gây nên những oan trái, đau khổ cho người dân đã được nói đến nhiều trong cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954 tại Miền Bắc. Khi đó các đơn vị quân đội được đưa xuống nông thôn để ba cùng và đấu tố địa chủ. Hậu quả là để lại một di sản dân tộc bị tàn phá khủng khiếp về đạo đức, xé tan nông thôn Việt Nam muôn đời sống thân ái hòa bình. Kết thúc là việc xin lỗi công khai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại sân vận động Hà Nội vì những sai lầm trong cuộc Cải cách ruộng đất đó.
Thế rồi từ đó mà đi, quân đội dần dần được định nghĩa rằng "Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu" có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và biên cương của đất nước.
Một quân đội "Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu" nay vác súng bắn vào nhân dân nhằm cướp đất của dân thỏa mãn lòng tham của một nhóm người? Vậy bản chất quân đội này đã thay đổi?
Từ nhỏ, tôi nghe đi nghe lại câu nói mở đầu chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân lúc 21h: "Quân đội ta, trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành..." Thế rồi bỗng nhiên chừng đâu giữa năm 1980 gì đó, một câu khác được thay thế là: "Quân đội ta, trung với đảng, trung với nước, hiếu với dân...". Từ đó, quân đội chính thứ đội đảng lên trước đất nước.
Gần đây, tờ Quân đội Nhân dân có một bài báo lý luận rằng, sở dĩ phải trung thành với đảng vì quân đội nhân dân do đảng lập ra trước khi thành lập nước VNDCCH, vậy nên phải trung thành với đảng trước khi trung thành với đất nước. Có lẽ tay bồi bút này mụ mị đầu óc nên không nhớ đến hai chữ Nhân dân ngay đằng sau hai chữ Quân đội nên mới nói mơ hồ đến thế.
Từ rất lâu, chúng tôi vẫn nghe Hoàng Sa đang nằm dưới gót giày xâm lược của bọn bành trướng Trung Quốc. Trường Sa một phần cũng đang nằm trong tay giặc. Nhưng không hề được nghe tin Quân đội Nhân dân Việt Nam "cưỡng chế" bất cứ một tên giặc nào của đất nước. Ngư dân Việt Nam đang ngày đêm bị cấm, bị bắn, bị bắt trên biển của mình bởi tàu lạ, bởi nước lạ... Sao không thấy quân đội nhân dân bảo vệ dân mà cưỡng chế bọn cướp nước và hại dân?
Phải chăng, quân đội nhân dân ngày nay cũng "chỉ biết còn đảng, còn mình"?
Một quân đội được định nghĩa "Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu" thì không thể quay súng bắn vào nhân dân.
Một quân đội được định nghĩa "Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu" thì không thể bỏ măc đời sống người dân cho những tên ngoại xâm bắt nạt và bắn giết họ mà án binh bất động.
Một quân đội được định nghĩa "Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu" thì không thể lấy việc cưỡng đoạt chiếm cướp của dân làm nhiệm vụ.
Một quân đội được định nghĩa "Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu" nếu quay súng bắn vào nhân dân, thì quân đội đó đang đi vào con đường phản bội lại nhân dân và dân tộc mình.
Hà Nội, ngày 3/2/2011
· J.B Nguyễn Hữu Vinh
Bài bình luận gần đây