You are here

Blog

Nghiệp đoàn độc lập: Quốc Hội phê chuẩn, Bộ Công an nói chỉ là “công cụ chính trị”

Thông tin từ hãng thông tấn DW của Đức về việc Quốc hội Việt Nam chuẩn bị phê chuẩn Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền tự do hiệp hội của người lao động, gọi tắt là quyền tự do nghiệp đoàn, được mong đợi đã làm dấy lên cả hy vọng lẫn sự hoài nghi trong những người ủng hộ quyền lao động.

Ảnh của nguyenhuuvinh

TỔNG BÍ THƯ NHAI LẠI: ĐƯỜNG CÙNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG

Bổ cũ soạn lại

Những ngày gần đây, khi mà Đảng CSVN đang vào thời kỳ chuẩn bị cho một cuộc Đại hội cứ “đến hẹn lại lên” để phân chia chiếc ghế trong đảng, để các phe nhóm có dịp đấu đá với nhau giành quyền kiểm soát quyền lực thì người ta lại thấy dàn đồng ca báo đảng đưa lại những lời sáo rỗng, nhàm chán và hết sức phản cảm.

Mục sư A Ga: “Công an Việt Nam sẽ còn quay trở lại Thái Lan để bắt người"

Giữa Tháng Ba 2024, công an Việt Nam cử một nhóm đặc biệt, với sự trợ giúp của cảnh sát Thái Lan đến gặp những người tị nạn. Công an vừa đe dọa vừa thuyết phục người tỵ nạn quay về đồng thời cũng thăm dò, để tìm bắt những người đã bị kết án vắng mặt như ông Y Quynh Bdap, Người đồng sáng lập tổ chức vận động nhân quyền cho người bản địa có tên Người Thượng Vì Công Lý. 

Mục sư A Ga đã dành thời gian, cung cấp thêm những chi tiết chung quanh sự kiện bất ngờ vốn đang làm cộng đồng người Thượng tỵ nạn lo sợ lúc này. 

Ảnh của songchi

Chính sách ngoại giao của Việt Nam – có thật là khôn ngoan, đa phương, đi cùng với thời đại?

Song Chi.

Truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin, ông Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/3, đã "trân trọng mời Tổng thống Putin sớm thăm chính thức Việt Nam" và ông Putin "đã vui vẻ nhận lời".

Ai sẽ kế nhiệm ông Trọng trong Đại hội 14: Không ai cả

Những cuộc thảo luận xung quanh cú ngã ngựa bất ngờ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tập trung vào câu hỏi ai sẽ là người thay thế ông. Một vài cái tên được đưa ra, từ Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. 

Dù vị trí Chủ tịch nước không nắm giữ nhiều thực quyền trong hệ thống chính trị nhà nước đảng ở Việt Nam, song sở dĩ dư luận quan tâm là vì người ngồi vào chiếc ghế này có cơ hội kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng trong vị trí Tổng Bí thư. 

Ảnh của nguyenhuuvinh

Tấn bi kịch thời đại

Một thất bại “Đậm đà bản sắc dân tộc”

Trận bóng đá Việt Nam – Indonesia kế thúc với tỷ số 0-3 ngay trên sân Mỹ Đình, đã bồi thêm một nhát búa cuồng nộ của dư luận đổ lên đầu Huấn luyện viên (HLV) Philippe Troussier người Pháp.

Thất bại này, đánh dấu một quãng thời gian 20 năm đội tuyển Việt Nam không thua Indonesia trên sân Mỹ Đình, đánh dấu một bước thụt lùi của bóng đá Việt Nam. Bước tiếp theo của đội tuyển Việt Nam muốn đi sâu hơn vào vòng loại WolrdCup 2026 đã trở nên những bước chân trên con đường vạn dặm, xa xôi và khó khăn.

Dư luận bị đánh lạc hướng trong vụ Võ Văn Thưởng

Đã một tuần trôi qua kể từ cuộc từ chức vô tiền khoáng hậu của ngôi sao chính trị đang lên Võ Văn Thưởng, dư âm của vụ việc dường như vẫn chưa lắng xuống.

Dư luận xôn xao và bất ngờ cũng hợp lý vì ngay cả những nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm trong và ngoài nước cũng không lường trước được số phận chính trị của ông Thưởng - người từng được kỳ vọng sẽ kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng trong vai trò Tổng Bí thư, lại kết thúc chóng vánh như vậy. 

Ảnh của Gió Bấc

Nguyễn Hòa Bình tự châm  dầu vào lửa đốt mình?

​​​​​​

Bắt nóng Ủy Viên Trung ương, cưa đổ Chủ Tịch Nước, chừng như chưa đạt mục tiêu, ngọn lửa đại án Phúc Sơn lan đến cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ. Cung đình rúng động, lửa lại lan xuống dân đen.

Ngày 28-3, bất ngờ  Cơ quan An ninh điều tra Công an Bình Dương khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Đức Dự và cấm Hoàng Quốc Việt đi khỏi nơi cư trú do liên quan đến hành vi “xuyên tạc” vụ án Hồ Duy Hải. Cả hai bị khởi tố theo điều 331, về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân (1).

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22 tháng 3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Võ sĩ nào sẽ nhận đai Chủ tịch nước?

Hiện tại, đây là câu hỏi hết sức hóc búa nếu như xét theo đúng các tiêu chuẩn của đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra khi chọn một lãnh đạo đất nước. Mặc dù chức vụ Chủ tịch nước là một chức vụ có tính hình thức hơn so với Thủ tướng hoặc Tổng Bí thư, nhưng dù sao, đây cũng là chức vị mang tính đại diện, gương mặt quốc gia và là “nguyên thủ” xét theo lý tình hiện nay. Chính vì vậy, yêu cầu về đạo đức, phẩm chất của chức vụ này hết sức nghiêm ngặt (một phần vì cơ hội bước lên ghế Tổng Bí thư, phần khác vì tính bảo toàn uy tín của đảng Cộng sản).

Trang

Subscribe to RSS - blog