You are here

Blog của namviet

Về chuyện "lưỡng" và "chôm"

Trong ngôn ngữ bình dân của miền Nam, hay còn gọi là tiếng lóng của nhiều thập niên trước - lưỡng và chôm - thường được biết đến với cách định nghĩa khác khác nhau. 

“Chôm” là một hành động trộm cắp, một cách qua mặt và lấy đi trong một bối cảnh nào đó có tính thủ thuật. Còn “lưỡng”, được mô tả như một hành động gian trá trộm cắp, nhưng có tính toán và thủ đoạn. Và thậm chí là có vẻ “điếm đàng” trong đó.

Vì sao người miền Bắc thích xếp hàng mua bánh Trung thu?

Trên trang facebook của nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn, người Huế, có đưa bức ảnh hàng người nằm ngồi ngổn ngang trước trước cửa hàng bánh Trung thu từ giữa đêm để chờ mua. Với giọng văn hài hước, ông Trần Đức Anh Sơn hỏi và không thể tìm câu trả lời.

Những người này đang xếp hàng chờ phát chẩn? Không phải! Chờ mua thần dược cho thân nhân đang mắc bệnh nan y? Không phải! Chờ gặp một vị thánh / thần / quan chức… nào đó có thể giúp họ thoát khỏi nỗi khổ (tinh thần hay thể chất) mà họ đang oằn lưng gánh chịu? Cũng không phải!”, ông Sơn viết.

Tiếng kèn xung trận giữa đời nhân dân

Trong tuyên bố chung của nhiều quốc gia, đưa ra vào ngày 20 Tháng Chín, về án tử hình của ông Lê Văn Mạnh, có đoạn rất đáng chú ý. Trong đó, việc tử hình Mạnh, được nhận định rằng “đây là hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hèn hạ và không bao giờ có thể biện minh được”.

Đây là đoạn văn nói về án tử hình của Việt Nam được nói một cách mạnh mẽ nhất, kể từ thời án tử hình dành cho các ngài Thích Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát… vào giai đoạn những bản án được đưa ra chỉ thể hiện ý chí của nhà cầm quyền, chứ không có ý nghĩa luật pháp hay lý cứ đúng nghĩa.

Chơi với Mỹ nhưng mua vũ khí của Nga

Một bài viết trên từ New York Times, do nhà báo Hannah Beech tiết lộ từ nguồn tài liệu riêng, cho thấy rõ cách thức quan hệ ngoại giao phức tạp của Hà Nội qua việc mời Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam để mở rộng quan hệ nhưng bên cạnh đó, lại đẩy mạnh việc mua vũ khí của Nga, bất chấp có lệnh cấm vận của Mỹ.

Việt Nam rượt đuổi Trung Quốc trên sân khấu từ bi của trò phóng sinh

Rằm Tháng Bảy âm lịch vừa qua, nạn phóng sinh như một trò trình diễn tín ngưỡng và từ bi bùng phát ở Việt Nam, khiến đến nhiều lời phê bình độc lập từ các trang mạng đã xuất hiện, thậm chí báo chí nhà nước cũng lên tiếng. Ở Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phát văn bản đến cho Giáo hội Phật giáo nhà nước ở tỉnh, cảnh báo về tình trạng bắt, bẫy, mua bán tràn lan các loại chim hoang dã. Cơ quan này còn cung cấp số điện thoại để giúp tố cáo các trường hợp mua bán loài vật trước cổng chùa, đưa cho công an giải quyết.

“Sự ngớ ngẩn của Vinfast sẽ kết thúc trong nước mắt”

Đó là tựa đề rất sốc của nhà báo Chris Bryant, người phụ trách chuyên mục Quan điểm ​​của tờ Bloomberg, chuyên đưa tin về các công ty công nghiệp ở Châu Âu. Trước đây, ông là phóng viên lâu năm của tờ Financial Times. Bài viết xuất hiện như một khoảng lặng đáng suy ngẫm giữa lúc tiếng hò reo và sự ủng hộ không ngớt của giới truyền thông Việt Nam nhưng lại thiếu một cách lạ lùng những nhận định hay dự đoán chuyện nghiệp nào về tương lai.

Nguyễn Văn Chưởng đã từng nhận tội, có oan không?

Ngày 27 Tháng Một 2008, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CQCSĐT) Thành phố Hải Phòng ra kết luận, khẳng định Chưởng đã khai nhận cùng Trung và Hoàng chém chết Thiếu tá công an Sinh với mục đích cướp của để lấy tiền mua heroin. Đến ngày 12 Tháng Sáu 2008: Tòa ở TP Hải Phòng xử vụ giết người, và lại thêm kết luận Chưởng là chủ mưu giết người và cướp tài sản. Dĩ nhiên, là có lời khai, ký nhận của các nghi can nên án cuối cùng của Nguyễn Văn Chưởng là tử hình.

Khi Cừu xác nhận Sói ăn chay

Cách đây mấy ngày, có tin tức gây xôn xao về 71 giáo viên và cán bộ của Trường Trung học Phổ thông Lê Lợi - Hà Nội, cùng lên tiếng xin giảm án cho ông Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch Hà Nội - người bị tố nhận hối lộ 2 tỷ đồng để ký giấy cho phép tiếp nhận những người Việt trở về từ các Chuyến bay giải cứu.

Đường Metro Sài Gòn trong trí nhớ

Nói đến Sài Gòn, lại nhớ đến khuôn viên xanh tươi và thảnh thơi của một trung tâm đô thị. Kể từ khi có lệnh chặt cây, Sài Gòn đại tiến về một bộ mặt mới là cào sạch cây xanh, đập bỏ thương xá Tax, lấp hồ bùng binh cây liễu… hơn một thập niên, nhiều người Saigon của thế hệ thương tiếc di sản miền Nam đã từ chối tham gia vào các hội hè diễn ra ở phố đi bộ.

Nắm dao đằng cán

Chuyện là ông Vũ Ngọc Minh, đại sứ VN tại Angola, khi nhận được lời đề nghị hỗ trợ đưa người Việt đi làm việc tại quốc gia ở Châu Phi này về nước vào giai đoạn cuối đại dịch 2022, đã nhanh chóng đưa ra 3 yêu cầu: nộp cho ông danh sách người về, và chỉ có ai được ông duyệt mới được lên máy bay. Điều thứ 3 thì nói sau.

Nghe qua, thấy như ông đại sứ này làm việc nhanh và công chính. Thế nhưng khi có danh sách, ông Minh nói ngay là phải chi mỗi người đi về là 3 triệu. Dựa vào điều 1 và điều 2, có nghĩa, ông Minh nắm dao đằng cán, ai có trong danh sách mà không nộp tiền, tức khỏi về.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của namviet