You are here

Blog của VietTuSaiGon

Phục dựng lòng tín ái

Nói nghe to tiếng nhưng thật sự, chưa bao giờ người Việt cần phục dựng lòng tín ái hơn lúc này. Bởi qua nhiều biến cố xảy ra, không riêng gì ở giai đoạn Cộng sản xã hội chủ nghĩa, mà ngay từ trước, từ nếp tư duy phong kiến và phụ thuộc, người Việt đang dần mất đi những tự tình dân tộc và thay vào đó là hàng loạt hệ hình về văn hóa, chính trị, xã hội vừa lai căn vừa đi dần đến chỗ vong bản.

Luật biểu tình – một cái bánh vẽ không thể thành hình

Biểu tình vì cái gì?

Và biển Việt Nam chết tự bao giờ?

Câu trả lời là biển Việt Nam chết từ khi tâm hồn người Việt không còn và không thể bao dung và rộng lượng được nữa, từ khi các phe nhóm lợi ích nổi lên từ địa phương đến trung ương. Và tình trạng các nhóm lợi ích cấp cao hơn phủ che xuống nhóm lợi ích địa phương tạo ra những bức xúc tuyến tính nhưng lại dễ tạo ra hiệu ứng bàng quang ở số đông người Việt. Và câu trả lời thứ hai sẽ giúp đi đến câu trả lời thứ nhất.

Thấy gì qua biểu tình Bình Thuận?

Một cuộc biểu tình chưa phải là qui mô, rầm rộ, thậm chí là vô tổ chức, nhưng nhà cầm quyền với đầy đủ hệ thống công an, quân đội, hành chính của một tỉnh trong tay mà thất thủ trước nhân dân là một chuyện hết sức tệ hại. Sự tệ hại không nằm ở chỗ thất thủ hay càn quét dẹp sạch cuộc biểu tình của nhân dân. Mà vấn đề cho thấy cho đến thời điểm hiện nay, một bộ phận không nhỏ các đảng viên Cộng sản có chức sắc, đứng đầu một địa phương, một tỉnh thành đã chính thức đẩy nhân dân về phía thù địch.

Đặc khu và những giả định sau 99 năm

Chuyện quốc hội Việt Nam đang thảo luận để đi đến bấm nút cho nước ngoài thuê đặc khu lên thời hạn 99 năm có vẻ như không còn mới cho đến thời điểm này, khi mà các phương tiện thông tin, các trang mạng xã hội đồng loạt bày tỏ phản ứng, không chấp nhận cho thuê. Và các phân tích của các nhà văn Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Quốc Hải, họa sĩ Bắp… Và có một bản điều trần mang số hiệu 99 của các nghệ sĩ, trí thức Việt Nam gửi đến chính phủ, quốc hội và nhà nước Việt Nam. Mọi sự nóng đến mức không thể nóng hơn, nhưng có vẻ như mọi chuyện vẫn đâu vào đấy!

Chúng ta cần một sự tĩnh lặng

Tuổi trẻ của con người đi qua rất nhanh, và dường như không có gì đáng nhớ, cho dù thành công và thất bại vẫn cứ diễn ra triền miên, nhưng dường như chưa bao giờ thấy buồn vì điều này, và mọi chuyện trôi đi như nó vốn. Nhưng ở tuổi tứ tuần, ngũ tuần, bất kì một chuyện nhỏ nào cũng đủ làm ta mất ngủ, ăn mất ngon, một câu xúc phạm nhẹ nhàng cũng đủ làm người ta suy nghĩ và đau đầu cả tuần. Có phải vì chúng ta đã đủ chín chắn, đủ suy tư nên đâm ra mọi chuyện trở nên “trầm trọng”?.

Thời đại Hốt Tất Liệt

Người Cộng sản gọi thời đại họ đang sống là thời đại Hồ Chí Minh; Dân giang hồ gọi thời đại họ đang sống là thời đại Cá Lớn Nuốt Cá Bé; Dân ma túy, chích choác gọi thời đại họ đang sống là thời đại Hoàn Kim (nghĩa là có những dịch vụ bán kim hoàn hảo); Dân bảo kê nhà hàng, khách sạn, lâm tặc, sa tặc, thảo tặc, xa lộ tặc, nói nôm na là xã hội đen gọi thời đại của họ là thời đại Bác Kính Yêu… Dường như có hàng trăm cách gọi về thời đại của mình trong lúc này, tại Việt Nam. Cách gọi tên thời đại tùy thuộc vào cảm hứng cũng như đặc trưng công việc, vùng miền.

Gương mặt nhem nhuốc của chế độ

Cái lò ông Trọng đốt lên chưa đầy nửa năm, nghe ra đã rơi vào tình trạng “tức củi”, dường như củi tươi củi khô ngày càng nhiều, nó nhiều đến mức giả sử như cái lò này đốt nổi thì chắc chắn không còn bất kì cái cây chế độ nào tồn tại.

Từ một quan chức cấp xã cho đến cấp huyện, cấp trung ương đều có thể thành củi trong cái lò “chống tham nhũng” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Trần Vàng Sao, một chút kỉ niệm

Tôi nghe tin ông qua đời với một chút bùi ngùi, một chút thương tiếc nhưng cũng có cả một chút vui mừng cho ông. Bùi ngùi bởi tiếc một bậc tài hoa, thương tiếc bởi tiếc một con người tử tế và dễ bao dung đến mức khó tin, và mừng vui cho ông bởi từ nay ông được tự do, những ai đến viếng ông thì con cháu ông ghi sổ, ông không phải ngồi hí hoáy ghi chép…!

Vệt đen 30 tháng 4

Có những vết thương liền sẹo và trở nên hiền lành, người ta nhìn vết thương như một kỉ niệm buồn (mà có thể đẹp!). Có những vết thương cứ sưng tấy theo thời gian và càng cố xoa dịu, thời tiết, khí độc lại càng làm cho nó mưng đau. Tôi gọi 30 tháng 4 là một vết thương mưng đau. Bởi lẽ…!

Khi đất nước gọi tên

Có những con người khi đất nước gọi tên, cái tên cha mẹ đặt trở nên trìu mến và tha thiết. Có những con người khi đất nước gọi tên, cái tên cha mẹ đặt bỗng dưng thành đồ tể, thành kẻ phản động và thành những tên hèn mạt, nỗi ô nhục trăm năm. Đến thời điểm này, dường như đất nước gọi tên cũng đã nhiều, anh hùng, trung tín cũng có mà gian thần, đồ tể cũng không ít. Nhưng có vẻ như có nhiều cái tên đang dần lộ mặt đúng với bản chất đồ tể và hèn mạt của nó.
Vì sao gọi chúng là đồ tể, vì sao gọi chúng là kẻ hèn mạt?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon