You are here

Blog của VietTuSaiGon

Khi cái xấu nhân danh “tâm thần”

Chuyện một sư thầy đi xe máy, không đội nón bảo hiểm, ăn mặc như dân chơi (quần sort, áo thun bó chẽn và tay quấn băng rôn đen kiểu đại ca), phóng như bay, sau đó chặn đầu một chiếc xe hơi, dùng gậy đập vỡ kính xe hơi… Sau đó vài ngày, khi mạng xã hội lên tiếng bức xúc thì chính trụ trì ngôi chùa ở Tây Nguyên, nơi có ông thầy đập kính ở đã lên sóng, tỏ lời xin lỗi và nói rằng ông thầy kia bị tâm thần phân liệt. Sau đó quay cảnh các Phật tử khống chế đưa ông thầy vào phòng để làm bằng chứng tâm thần.

Giáo dục thời bình, phải bỏ gấp tư duy “sao đỏ”

Người ta cần phải nhớ rằng, dù như thế nào chăng nữa, thì giáo dục, ngoài chức năng trao truyền tri thức, thì chức năng tạo nguồn cảm hứng và truyền lửa yêu thương để dần đi đến một xã hội hòa ái, thế giới đại đồng và lấy yêu thương làm nền tảng là chức năng nòng cốt, là sứ mệnh của giáo dục. Và, giáo dục thời bình, chức năng tạo cảm hứng, nuôi lửa yêu thương lại cần phải được đề cao nhiều hơn.

Máu đã đổ vì đất, giềng mối cuối cùng đã bị cắt đứt

Trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, có đoạn kể về người bộ đội lái xe tăng. Sau rất nhiều phen vào sinh ra tử, nhuộm đỏ khói và máu chiến trường, người lính thiết giáp giải ngũ và về lái xe tải, hội chứng sát máu sau chiến tranh là thứ làm anh khổ.

Từ chuyện GateWay và người đàn bà quậy phá ở sân bay, nghĩ về dân chủ

Phản ứng trước cái xấu, cái ác là tối cần thiết cho tiến trình hoàn thiện của con người. Nhưng phản ứng đến độ cực đoan và không còn nhận dạng được đâu là cái xấu, cái ác, tạo ra sự nhập nhằng trong cái xấu cái ác của chính những người phản ứng với đối tượng thì… Vô hình trung, sự phản ứng thái quá sẽ dẫn đến những chuỗi cái ác, cái xấu phát sinh.

Lãnh đạo chân dài và hot girl…

Chuyện cô gái trẻ được cất nhắc lên làm Phó Bí Thư tỉnh đoàn Nghệ An gây xôn xao dư luận trong tuần qua. Nhưng, sâu xa của câu chuyện này, có hàng trăm câu hỏi đặt ra về hệ thống công quyền Việt Nam, không riêng gì cô hot girl này. Đó cũng là câu hỏi: Liệu trong một, hai thập kỉ tới, hệ thống công quyền Việt Nam có được thay đổi tốt hơn nhờ vào thế hệ trẻ hay không? Và liệu thế hệ sau có lý tưởng gì trong việc xây dựng đất nước hay không? Câu trả lời về vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng.

Mùa chính trị bắt đầu, người ta nói gì về Tư Chính?

Tại Việt Nam (chắc những người từng đi dạy học tại Việt Nam còn nhớ!) có một tuần thứ ba của tháng cuối hè, gọi là “mùa chính trị”, các giáo viên, từ giáo viên mẫu giáo đến giảng viên đại học đều phải đi học chính trị. Trong thời gian một tuần này, các giáo viên, giảng viên, kể cả các giáo sư, tiến sĩ cũng không ngoại lệ, phải vào lớp, ngồi vị trí học sinh, sinh viên để nghe một ông cán bộ dạy cho họ về chính trị.

Chính trị AQ của người Cộng sản

Khi người ta xem phép thắng lợi tinh thần như một thứ kim chỉ nam để tồn tại và đi tới, câu chuyện có vẻ như không còn gì để bàn, để nói. Bởi sự bế tắc đã hiện rõ trước mắt. Cái tinh thần AQ đó, chưa bao giờ lại ứng với cung cách làm việc của các nhà lãnh đạo cũng như giới chức Cộng sản Việt Nam như hiện nay, hay nói cách khác, thứ tinh thần này đã trở thành không khí phổ quát của chính trị Việt Nam, một thứ không khí ám mùi sợ sệt và lo lắng nhưng lại thiếu hẳn sinh khí của sự tư duy, sách lược lâu dài.

Biểu tình salon, chuyện sẽ đến đâu?

Hơn ba tuần nay, chuyện tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính vẫn nóng hằng ngày, nhưng trong nước, câu chuyện có vẻ lắng xuống một cách dị thường. Mặc dù nhà cầm quyền đã tổ chức một vài cuộc biểu tình salon kiểu cùng nhau vào một khán phòng, hô hào, giương cờ xí, biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam, hoặc cho một nhóm đoàn viên mặc sắc phục cờ đỏ sao vàng lội ra biển chào cờ, khác chút nữa, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xuống Kiên Giang tặng 10,000 lá cờ cho ngư dân… Và sẽ còn nhiều kịch bản mới.

Nhịn Trung Quốc vì hòa bình là một sách lược hay ảo giác?

Không riêng gì vấn đề bãi Tư Chính bị Trung Quốc gây hấn trong những ngày này, mà dường như từ những năm trước 1975, Cộng sản Việt Nam đã phân thành hai nhóm trong vấn đề quyết đánh hay chịu nhục trước kẻ xâm lăng Trung Quốc. Mà hình như từ thời xa xưa đã có những kẻ chủ hòa và những người chủ chiến. Trong vài ngày trở lại đây, lực lượng chủ hòa và chủ chiến hiện ra rất rõ, và không ngoại trừ xuất hiện lực lượng thứ ba! Vấn đề ở đây là giữa hòa và chiến cũng như các chủ trương của lực lượng thứ ba, đâu là ảo tưởng, đâu là thực tế? Chủ hòa sẽ đi đến đâu? Chủ chiến sẽ ra sao?

Đất nước như rắn mất đầu

Chuyện tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) vào ngày 3 tháng 7 đã đi vào vùng biển gần Bãi Tư Chính Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon