Ảnh của songchi

Việt Nam—Nhìn lại năm 2024.

Song Chi

Cuối năm, như thường lệ, là nhìn lại một năm qua 2024 ở Việt Nam có những chuyển động gì, những sự kiện gì quan trọng hoặc đáng chú ý. Theo quan điểm của người viết, đó là những sự kiện sau đây:

1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời (ngày 19/7/2024). Ý nghĩa đối với Việt Nam và thế giới.

Kinh hãi vụ giết 11 mạng người và cái cười của kẻ thủ ác

Người Việt đã trở nên man rợ từ khi nào? Người Việt giết nhau như ngóe từ khi nào? Người Việt giết nhau xong rồi ăn mừng, hả hê từ khi nào? Đó là nan đề mà dân tộc này cần phải giải quyết rốt ráo, nếu không muốn trở về thời đồ đá. Nhưng thực tâm mà nói, nói sự giải quyết nghe ra có màu tuyệt vọng. Bởi vì đâu?!

Cuộc du hành cưỡng bức với sư Minh Tuệ, và những điều nhìn thấy

Chỉ vài ngày sau chuyến bộ hành ra khỏi Việt Nam của sư Minh Tuệ, vốn được hàng triệu người theo dõi, mọi thứ đã hiện rõ đó là bài toán của nhà nước CSVN – dù chỉ là bước đầu – nhưng mục tiêu rõ ràng để dẹp bỏ sự thành kính không thể dập tắt của quần chúng đối vị sư chân đất, và quan trọng là lưu đày một cách hợp pháp ông ra khỏi cội nguồn quê hương.

Hà Nội có thật sự muốn thế giới hết "định kiến" với mình?

Nói ở các diễn đàn quốc tế, Hà Nội vẫn than phiền là thế giới có định kiến với mình, và khẳng định là các chính sách cho con người dành cho công dân vẫn đủ tiêu chuẩn như các cam kết với quốc tế. Nhưng điều quan trọng là Hà Nội chưa bao giờ tự hỏi là mình đã làm gì khiến thế giới có định kiến liên tục trong nhiều năm như vậy.

Nguy cơ nghẽn đùn nghẽn trong cải cách thể chế

Cải cách thể chế, làm thay đổi hệ thống tốt hơn, trong sạch và thông suốt hơn... Đó là kì vọng của không chỉ những người làm lãnh đạo đích thực mà là của cả dân tộc. Cho dù bạn đứng ở phía nào, biên kiến nào chăng nữa thì việc cải cách thể chế cho tốt đẹp hơn, dân đỡ khổ hơn và cái ách trên cổ nhân dân nhẹ bớt... ấy là một niềm vui, chắc chắn là vậy. Thế nhưng với Việt Nam, việc cải cách hệ thống chính trị ra sao? Niềm vui? Có đó, nhân dân nghe tin này thấy vui, bởi trải qua quá nhiều mệt mỏi, đại dịch, suy thoái... Nhưng niềm vui ấy có thực sự trọn vẹn?

Nên dẹp bỏ cán bộ bán chuyên nghiệp ở địa phương

Chừng ba năm trở lại đây, hệ thống cán bộ địa phương trở nên kềnh càng và luộm thuộm bởi nó phát sinh quá nhiều cơ phận thừa trong hệ thống. Trong đó, đáng kể là những cán bộ “bán chuyên trách” ở địa phương. Những tưởng công việc không lương của họ là một sự cống hiến, nhưng kì thực, họ là một bộ phận ăn không ngồi rồi cố bám víu vào chính quyền để kiếm ăn. Họ càng nhiều, đất nước càng rối loạn.

Ảnh của Gió Bấc

Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình… chỉ cảnh cáo là xong?

 

Cảnh cáo Vương Đình Huệ, Tổng Tô đã một lần phá lệ, thu hồi “kim bài miễn tử” cho tứ trụ. Người dân chờ đợi quyết định xử lý thích đáng hơn dành cho “trùm cuối”. Thế nhưng, quyết định nhẹ nhàng cảnh cáo Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình… làm nhiều người thất vọng. Tô Tổng yếu thế chùn tay? Đây đã là đòn cuối cùng, cuộc chơi đã kết thúc? Pháp luật bị ràng buộc theo luật “nhất sự bất tái cứu” nhưng chính trị thì không! Mọi thứ vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Ảnh của songchi

Tội phạm tình dục--chuyện không bao giờ cũ

Song Chi

Quấy rối tình dục, cưỡng bức…từ quan chức cho đến giới trí thức, văn nghệ sĩ

Vụ một Cận vệ của ông Chủ tịch nước Lương Cường bị bắt ở Chile hồi tháng 11 vừa qua vì đã có hành vi "quấy rối tình dục" một nhân viên tại khách sạn nơi ông này ở chưa kịp nguội; thì nay lại đến hai quan chức Việt Nam khi đến New Zealand vì công việc chính thức đã tấn công tình dục hai cô gái phục vụ bàn nhưng do họ đã kịp rời New Zealand nên cảnh sát nước này không thể xử lý hình sự. Vụ này thực tế xảy ra từ tháng 3/2024, nhưng đến giờ mới lộ ra.

Ảnh của Gió Bấc

Bao che tội phạm dâm ô, đã thành truyền thống!

Từ tháng 3-2024, Cảnh sát New Zealand đã có văn bản gửi đến Đại sứ Quán và Bộ Ngoại Giao Việt Nam cung cấp thông tin, đồng thời nhờ sự hỗ trợ trong việc xử lý hai nhân viên an ninh Việt Nam vì hành vi tấn công tình dục hai nữ công dân New Zealand trước chuyến thăm của Thủ Tướng Phạm Minh Chính.

Với TT Trump: Hà Nội phải kết thúc kỷ nguyên lập lờ thương mại

Việc TT Donald Trump trở lại cầm quyền, đã dấy lên một bài tính đầy lo lắng với Hà Nội, là làm sao để dứt được tình trạng hàng hóa Trung Quốc đi qua cửa Việt Nam để vào Mỹ, mà vốn trước đây, tình đồng chí và thế anh em hàng dưới đã buộc Việt Nam chấp nhận, bên cạnh đó, là để được Mỹ chấp nhận là một nền kinh tế thị trường.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS